Đậu xanh là một trong những loại thực phẩm mùa hè được nhiều chị em ưa thích. Với công dụng mát gan, giải độc, cải thiện chất lượng của làn da dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn. Liệu đây có phải là thực phẩm được khuyến khích cho quá trình phục hồi và sau nâng mũi ăn đậu xanh có được không? Cùng nghe các chuyên gia giải đáp trong bài viết sau đây.
Nâng mũi ăn đậu xanh được không?
Mỗi khi thời tiết trở nên nóng bức, đậu xanh lại trở thành thức quà không thể thiếu của mùa hè. Sở dĩ chúng được yêu thích bởi tính thanh mát, có khả năng làm dịu da, mát gan, giải độc. Dựa theo phân tích khoa học, cứ 100g đậu xanh có chứa:
- Carbohydrate: 53.1 gr
- Đạm: 23.4 gr
- Chất béo: 2.4 gr
- Sắt: 4,6 gr
- Canxi: 64 miligam
Ngoài ra, đậu xanh có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như A, C, E, K đi kèm với các khoáng chất như Mg, P, Zn,… có lợi cho quá trình phục hồi cho vết thương. Do đó, để trả lời câu hỏi nâng mũi ăn đậu xanh được không thì chắc chắn là CÓ bạn nhé. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng cường bổ sung loại thực phẩm này trong thực đơn sau chấn thương hay phẫu thuật có khả năng lành thương hiệu quả.
Vitamin B và folate tìm thấy trong đậu xanh tạo điều kiện cho quá trình sản sinh hồng cầu, bổ máu và hỗ trợ các tế bào mới phát triển. Ăn đậu xanh giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ hạ đường huyết cùng như các bệnh về tim mạch và huyết áp.
Tác dụng của đậu xanh với người sau phẫu thuật
Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ luôn khuyến cáo khách hàng sau phẫu thuật hay đang điều trị bệnh nên bổ sung đậu xanh vào thực đơn, bởi chúng có khả năng mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:
Giúp vết thương nhanh lành, bổ máu, phục hồi cơ thể
Công dụng này đến từ hàm lượng Carbohydrate, đạm, Fe và vitamin C giàu có trong thực phẩm. Sắt đóng vai trò chính trong quá trình sản sinh hồng cầu, vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đi đến những vùng da bị tổn thương và kích thích hình thành các tế bào mới.
Vitamin C đóng vai trò như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da tốt hơn trước những tác nhân gây hại như vi khuẩn, bụi bẩn và tia UV, nhờ đó vết mổ sẽ không bị nhiễm khuẩn, mưng mủ hay sưng đau. Carbohydrate giúp cung cấp năng lượng, bù nước và là liều thuốc tuyệt vời giúp cơ thể được phục hồi sau quá trình phẫu thuật.
Hạn chế gây ra chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón
Nếu bạn thắc mắc nâng mũi ăn đậu xanh được không thì không cần bất kỳ lo lắng nào cả. Bởi chúng không chỉ là bạn của vết thương hở mà còn là người hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm việc của hệ tiêu hóa.
Hàm lượng chất xơ dồi dào trong thực phẩm giúp điều hòa lượng vi khuẩn trong đường ruột, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày dễ dàng hơn. Ngoài ra Mg và Sắt có trong đậu xanh tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn không gây ra táo bón hay khó tiêu.
Chế biến thành thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Đậu xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa Ngoài ra chúng mềm, dễ nhai nên khi ăn không gây tác động nhiều đến cơ miệng, vùng mũi tránh gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương hay định hình dáng mũi.
Xem thêm: Bị vết thương ăn thịt bò được không? Nếu kiêng thì bao lâu? Tại sao?
Cách ăn đậu xanh đúng cách cho người nâng mũi
Bên cạnh trả lời câu hỏi nâng mũi ăn đậu xanh được không, chuyên gia cũng lưu ý đến khách hàng cách ăn đậu xanh sao cho đúng. Bổ sung đủ lượng, đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh phục hồi, ngược lại có thể vô tình tạo áp lực cho nhiều cơ quan trong cơ thể.
- Tần suất ăn đậu xanh: Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần và mỗi lần không nên quá 100g.
- Thời gian: Nên ăn các món ăn được chế biến từ đậu xanh vào nửa buổi hoặc xế sau bữa chính khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Không nên ăn khi bụng quá đói sẽ làm dạ dày khó chịu, thậm chí gây tiêu chảy.
- Cách chế biến: Nên nấu đậu xanh cùng với thịt bằm hoặc các loại rau củ mềm, dễ tiêu hóa. Hạn chế nấu chè có quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và không tốt cho cơ thể.
Lưu ý khi ăn đậu xanh
Bàn về vấn đề nâng mũi ăn đậu xanh được không bác sĩ thẩm mỹ cũng có ghi lại những chú ý quan trọng mà khách hàng không nên bỏ qua để tránh biến lợi thành có hại, ảnh hưởng đến cơ thể:
- Bạn nên tham khảo liều lượng và cách thêm đậu xanh vào thực đơn với bác sĩ thẩm mỹ của mình để tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.
- Nên ăn đậu xanh có cả vỏ để bổ sung thêm canxi, hỗ trợ làm lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
- Ăn đủ lượng, đúng cách để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Tránh ăn mỗi ngày hoặc ăn quá liệu lượng sẽ có nguy cơ gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày.
- Không ăn khi ruột đói, khi chuẩn bị đi ngủ và ngay sau khi sử dụng kháng sinh hoặc thuốc đông ý. Sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và sinh ra những loại dị ứng không đáng có.
- Không dùng đậu xanh với người có tính hàn, người có tiền sử bệnh dạ dày, đại tràng, thường xuyên tiêu chảy, người đang suy nhược do uống thuốc, sinh lực yếu.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn đề nâng mũi ăn đậu xanh được không cũng như những lưu ý quan trọng về cách ăn uống sau cho hợp lý. Khách hàng nên lưu ý và hỏi thăm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo có một quá trình phục hồi lành mạnh, an toàn và sở hữu dáng mũi ưng ý nhất.
Xem thêm
- Nâng mũi ăn chuối được không có tốt cho vết thương không?
- Nâng mũi ăn đậu hủ được không? Sau nâng mũi nên kiêng ăn gì?
- Nâng mũi ăn ếch được không? Cần kiêng trong bao lâu?
- Nâng mũi ăn giá đỗ được không? Nên ăn gì để mau lành?
- Phẫu thuật nâng mũi ăn hủ tiếu được không?
- Giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn khổ qua được không?
Bình luận