banner tháng 6

Nâng mũi ăn đậu hủ được không? Sau nâng mũi nên kiêng ăn gì?


Nâng mũi ăn đậu hủ được không nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Cùng chuyên gia phân tích bảng thành phần và công dụng của đậu hũ đối với sức khỏe. Xem liệu loại thực phẩm này có gây kích ứng hay ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương không nhé.

Nâng mũi ăn đậu hủ được không có khá nhiều khách hàng quan tâm
Nâng mũi ăn đậu hủ được không có khá nhiều khách hàng quan tâm

Liệu sau nâng mũi ăn đậu hủ được không?

Trả lời câu hỏi nâng mũi ăn đậu hũ được không, chuyên gia cung cấp cho khách hàng những phân tích chi tiết về thành phần và công dụng tuyệt vời của thực phẩm này đối với cơ thể. Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến khích khách hàng NÊN bổ sung các món ăn từ đậu hủ vì các nguyên nhân sau:

  • Protein 8.1g/100g: Đậu hũ được xem là một nguồn protein thực vật tuyệt vời dành cho sức khỏe, nhất là người đang trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật hay thẩm mỹ. Chúng giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào có thể thay thế thịt mà vẫn đảm bảo không gây kích ứng hay tăng sinh collagen để lại sẹo xấu.
Đậu hũ là một nguồn protein thực vật tuyệt vời dành cho sức khỏe
Đậu hũ là một nguồn protein thực vật tuyệt vời dành cho sức khỏe
  • Canxi 3.5mg; Sắt 5.4mg và Magie 30mg: Là nguồn dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò là chất chống oxy hóa bảo vệ vết thương tránh khỏi những tác động có hại của môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn hay ánh nắng mặt trời. Duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết để bù đắp cho phần thâm hụt trong quá tình phẫu thuật và tái phục hồi.
  • Isoflavone: Được tìm thấy trong đậu nành có vai trò sửa chữa cấu trúc da, cân bằng độ ấm, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới và duy trì trạng thái tươi trẻ, hồng hào của làn da.
Isoflavone thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới
Isoflavone thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới
  • Lượng lớn Vitamin B và axit amin: Đây là những thành phần đóng vai trò trong việc thúc đẩy quá trình phục hồi, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm cục bộ tại vết thương và cung cấp năng lượng cho cơ thể luôn khỏe mạnh với sức đề kháng tốt.

Ăn đậu hủ sau nâng mũi có bị sẹo lồi?

Bên cạnh vấn đề nâng mũi ăn đậu hũ được không, nhiều khách hàng cũng thắc mắc liệu đậu hũ với nguồn protein và chất xơ dồi dào có nguy cơ gây ra sẹo lồi hay không? Trên thực tế, đậu hũ hoàn toàn không có khả năng gây sẹo lồi, sẹo đỏ, ngược lại chúng còn giúp bình thường hóa quá trình tăng sinh collagen khiến làn da sớm phục hồi và luôn duy trì ở trạng thái láng mịn, hồng hào.

Ăn đậu hũ trắng không gây sẹo lồi
Ăn đậu hũ trắng không gây sẹo lồi

Ăn nhiều đậu hũ sau nâng mũi giúp hạn chế nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu đi nuôi tế bào mới, kích thích da non và định hình cấu trúc mũi tốt hơn. Tuy nhiên, nên lưu ý chỉ ăn đậu hũ trắng, đậu hũ hấp không nên ăn đậu hũ chiên với dầu mỡ hay chế biến với nước tương, trứng gà sẽ gây ảnh hưởng đến vết mổ

Xem thêm: Ăn mì tôm có bị sẹo lồi không khi có vết thương hở? Tại sao?

Những thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi

Bên cạnh tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và đảm bảo một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khách hàng cũng nên lưu ý tránh xa một số loại thực phẩm dưới đây trong thời gian ít nhất 4 tuần đầu, nhằm hạn chế nguy cơ kích ứng, nhiễm trùng dẫn đến sẹo xấu:

Thịt bò

Dù trong thịt bò cũng chứa nhiều protein như đậu hũ song chúng lại là nguyên nhân gây ra tăng sinh collagen để lại những vết sẹo lồi màu đỏ tại vị trí vết mổ rất khó để điều trị. Thời gian kiêng thịt bò ít nhất 4 tuần cho cơ địa bình thường, trường hợp cơ địa nhạy cảm, kích thước vết mổ lớn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Thịt bò chứa nhiều protein động vật nguyên nhân gây ra tăng sinh collagen
Thịt bò chứa nhiều protein động vật nguyên nhân gây ra tăng sinh collagen

Xem thêm: Bị vết thương ăn thịt bò được không? Nếu kiêng thì bao lâu? Tại sao?

Hải sản và cá biển

Hầu hết trong các loại hải sản, cá tôm đều có chứa một lượng protein lạ tìm thấy ở động vật. Chúng có nguy cơ gây ngứa ngáy, kích ứng tại chỗ vết mổ gây mưng mủ, viêm nhiễm, tình trạng nặng hơn có thể gây hoại tử hoặc nhiễm trùng nặng. Do đó, để đảm bảo cho quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ nhất, bạn nên kiêng nhóm thực phẩm này ít nhất từ 4 – 6 tuần.

Nên kiêng nhóm hải sản và cá biển ít nhất từ 4 - 6 tuần
Nên kiêng nhóm hải sản và cá biển ít nhất từ 4 – 6 tuần

Thịt gà

Thịt gà đặc biệt là phần da gà là nguyên nhân chính gây nên tình trạng phát ban đỏ, dị ứng cục bộ sau nâng mũi. Không ít trường hợp khách hàng bị nổi những nốt mụn to đến những chấm đỏ li ti quanh vùng mũi, chúng vỡ ra gây viêm nhiễm và sưng đau toàn bộ vùng da phẫu thuật.

Phần da gà dễ vậy viêm nhiễm cho vết thương
Phần da gà dễ vậy viêm nhiễm cho vết thương

Rau muống và nước tương

Với hàm lượng lớn chất xơ, rau muống là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sẹo xấu, thâm đen tại vết mổ rất khó điều trị. Khách hàng cần đảm bảo kiêng cữ ít nhất 2 – 3 lần để tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ. Ngoài ra khách hàng cũng nên kiêng luông nước tương để đảm bảo không gây kích ứng.

Rau muống và nước tương có thể gây sẹo lồi
Rau muống và nước tương có thể gây sẹo lồi

Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết hôm nay thì vấn đề nâng mũi ăn đậu hủ được không đã không còn là câu hỏi quá khó để trả lời. Theo đó, ngoài việc tăng cường bổ sung dưỡng chất thiết yếu, khách hàng cũng nên kiêng cử một số loại thực phẩm để đảm bảo vết thương được phục hồi tốt nhất, dáng mũi hoàn hảo như mong đợi.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan