Bánh tráng là một món ăn vặt vừa ngon, vừa rẻ được rất nhiều chị em ưa thích. Tuy nhiên, không phải loại bánh tráng nào cũng có thể ăn, đặc biệt là sau khi nâng mũi vì đây là thời điểm nhạy cảm. Cùng giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn bánh tráng được không qua những chia sẻ của chuyên gia từ Seoul Center dưới đây.
Sau khi nâng mũi ăn bánh tráng được không?
Ngày nay, bánh tráng đã được phát triển một cách đa dạng với nhiều món ăn, thành phần khác nhau. Đa số hiện nay mọi người đều ăn bánh tráng trộn với các thành phần như thịt bò khô, khô mực, trứng cút, rau răm,… Ngoài ra, một số nơi còn trộn bánh tráng với các loại sốt khác như nước me, sốt sa tế cay,..
Các loại nguyên liệu, thành phần trên đều là không tốt cho vết thương sau khi nâng mũi. Như chúng ta đã biết thì sau khi thực hiện nâng mũi hay bất kỳ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào thì việc ăn trứng, ăn thịt bò, hải sản và các loại đồ cay nóng đều không tốt cho sức khỏe. Vậy ăn bánh tráng có an toàn sau khi nâng mũi không?
Theo các bác sĩ hàng đầu của Seoul Center thì nâng mũi ăn bánh tráng được không là CÓ. Tuy nhiên, không phải loại bánh tráng nào bạn cũng được ăn mà cần được ăn một cách đúng cách, khoa học thì mới có thể đảm bảo được sự an toàn, không gây ra ảnh hưởng xấu tới quá trình ổn định form của mũi.
Nâng mũi có được ăn bánh tráng trộn không?
Bánh tráng trộn là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều chị em. Thành phần của bánh tráng trộn rất đa dạng thường là:
- Bánh tráng
- Muối tôm
- Dầu màu điều
- Tắc/chanh
- Rau răm
- Các loại khô như khô bò, khô gà, khô mực, con ruốc
- Trứng cút
- Mỡ hành
- Đậu phộng
Sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, nếu bạn cảm thấy thèm bánh tráng trộn, hãy kiên nhẫn chờ ít nhất từ 2 tuần đến 1 tháng. Lý do là trong bánh tráng trộn này có chứa các thành phần như khô bò, khô mực và con ruốc, chúng chứa nhiều protein có thể làm lồi sẹo và ảnh hưởng đến vẻ đẹp sau phẫu thuật. Thêm vào đó, trong tuần đầu tiên sau nâng mũi, việc tiêu thụ thịt bò có thể làm thâm vết thương, gây mưng mủ.
Bên cạnh đó, thành phần đậu phộng trong bánh tráng trộn có tính nóng, việc ăn đậu phộng ngay sau phẫu thuật sẽ làm chậm quá trình lành vết thương. Để đảm bảo vết mổ trên mũi hồi phục nhanh chóng và mang lại kết quả tốt, nên tránh ăn bánh tráng trộn trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật.
Những lưu ý khi ăn bánh tráng sau khi nâng mũi
Như vậy, thắc mắc nâng mũi ăn bánh tráng được không đã được giải đáp ở trên. Thế nhưng, để ăn bánh tráng đúng cách thì bạn cần ăn theo những lưu ý dưới đây:
- Chỉ ăn những loại bánh tráng mềm, dễ nhai để không ảnh hưởng tới dáng mũi vì nếu bạn thực hiện động tác nhai quá nhiều, mạnh thì sẽ khiến cho dáng mũi bị lệch, méo, gây mất thẩm mỹ
- Không ăn các loại bánh tráng có chứa các nguyên liệu như thịt bò khô, mực khô, trứng,… hoặc các loại thành phần cay, nóng khác vì sẽ gây ra tình trạng mưng mủ, đau nhức kéo dài
- Không ăn bánh tráng thường xuyên ngay sau khi nâng mũi vì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng tới quá trình ổn định của mũi. Nếu bạn muốn ăn thì chỉ nên ăn bánh tráng sau khoảng 2-3 tuần và với một tần suất thấp, khoảng 1-2 lần/tuần.
Mặc dù bánh tráng không nằm trong “danh sách đen” các món ăn cần kiêng sau khi nâng mũi, nhưng tốt nhất thì bạn vẫn nên hạn chế ăn món ăn này vì các thành phần ăn kèm thường là các thành phần không tốt cho sự phục hồi của mũi. Thay vào đó, bạn nên ăn các món ăn, thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn và an toàn hơn.
Xem thêm: Bị vết thương ăn thịt bò được không? Nếu kiêng thì bao lâu? Tại sao?
Sau khi nâng mũi cần kiêng những loại thực phẩm nào không tốt?
Ngoài việc biết được nâng mũi ăn bánh tráng được không, thì bạn cũng cần biết xem các loại thực phẩm nào cần kiêng sau khi nâng mũi để “né” chúng nhằm hạn chế được các ảnh hưởng xấu tới mũi, làm kéo dài thời gian ổn định, vào form. Theo đó, bạn KHÔNG NÊN ăn các món ăn, thực phẩm sau:
- Rau muống vì đây là loại rau gây ra các vết sẹo lồi, sẹo lõm mất thẩm mỹ
- Thịt bò, thịt gà sẽ khiến cho vết thương trở nên thâm, viêm nhiễm và cũng gây ra sẹo
- Hải sản vì hàm lượng protein quá cao và tanh gây ra tình trạng mưng mủ, đau nhức kéo dài
- Đồ nếp vì mang tính nóng, gây sưng tấy và làm chậm quá trình phục hồi của vết thương
- Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích vì sẽ ngăn chặn quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến việc ổn định mũi kéo dài hơn
Sau nâng mũi nên ăn gì thì tốt nhất và an toàn nhất cho cơ thể
Sau khi đã biết được mình ăn kiêng nhóm thực phẩm nào, thì bạn cũng cần ghi lại ngay vào trong danh sách thực đơn hàng ngày càng món ăn dưới đây để giúp quá trình phục hồi, ổn định của mũi được diễn ra an toàn và tốt nhất. Theo các chuyên gia thì bạn nên ăn các thực phẩm sau:
- Các loại trái cây và rau củ quả tươi để bổ sung thêm chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất để thúc đẩy vết thương mau lành hơn
- Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca… có chứa một lượng protein vừa đủ để giúp quá trình lành da trở nên an toàn và ổn định
- Các loại sữa chua, men vi sinh để giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa để ăn uống ngon miệng hơn
- Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp quá trình đào thải chất độc, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra một cách ổn định, đồng thời giúp làn da của bạn được cung cấp đủ độ ẩm
Trên đây là những giải đáp chi tiết, chính xác nhất về thắc mắc nâng mũi ăn bánh tráng được không. Bạn hoàn toàn có thể ăn bánh tráng nhưng cần phải ăn đúng cách, khoa học để không làm ảnh hưởng tới mũi của mình. Chúc bạn sẽ sớm sở hữu một chiếc mũi cao, đẹp và hoàn hảo như ý muốn trong thời gian tới.
Xem thêm
- Nâng mũi ăn bánh bột lọc được không? Bao lâu thì nên ăn?
- Nâng mũi ăn bánh mì được không và những lưu ý cần nhớ
- Nâng mũi ăn bánh canh được không và những lưu ý cần nắm
- Nâng mũi ăn bún chả cá được không và ăn được loại bún nào?
- Nâng mũi ăn chả lụa được không gợi ý thực đơn 7 ngày
- Nâng mũi ăn cháo lòng được không? Gợi ý món ăn sau nâng mũi
Bình luận