banner tháng 4

Nâng mũi ăn bánh canh được không và những lưu ý cần nắm


Chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý là một trong những việc thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe sau nâng mũi nhanh hơn. Trong đó, nâng mũi ăn bánh canh được không là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết sau đây, các chuyên gia sẽ giải đáp chi tiết từ A đến Z cho bạn đọc nhé.

Giải đáp nâng mũi có thể ăn bánh canh được không?
Giải đáp nâng mũi có thể ăn bánh canh được không?

Giải đáp: Nâng mũi ăn bánh canh được không?

Trong ẩm thực Việt Nam, bánh canh là món ăn rất quen thuộc, dễ ăn và cũng rất dinh dưỡng. Vậy với nâng mũi ăn bánh canh được không? Theo các chuyên gia thẩm mỹ, người nâng mũi hoàn toàn có thể ăn bánh canh sau nâng mũi. Sợi bánh canh thường được làm từ bột gạo, bột mì hay bột năng… về cơ bản chúng khá lành tính nên khi ăn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vết thương.

Tuy nhiên, bánh canh thường được nấu chung với nhiều loại topping khác nhau. Bạn nên kiêng ăn cá, tôm, trứng cút, hải sản… để tránh gây sẹo thâm khi vết thương chưa lành hẳn. Với những người cơ địa yếu thì càng cần chú ý, tốt nhất nên kiêng 3-4 tuần chờ vết thương khỏi hẳn. Còn các loại rau củ nấu kèm thì bạn nên ăn nhiều để cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.

Nâng mũi hoàn toàn có thể sử dụng bánh canh với các nguyên liệu an toàn, không để lại sẹo
Nâng mũi hoàn toàn có thể sử dụng bánh canh với các nguyên liệu an toàn, không để lại sẹo

Xem thêm: Ăn mì tôm có bị sẹo lồi không khi có vết thương hở? Tại sao?

Sau nâng mũi có ăn được nui không?

Nui được tạo ra từ sự kết hợp giữa bột mì và nước. Trong quá trình nhào bột, người ta bổ sung trứng và các phụ gia nhằm tạo ra một khối bột đồng nhất và mịn màng. Tương tự như bánh canh, nui cũng là một trong những nguyên liệu được sử dụng sau khi nâng mũi. Tuy nhiên, bạn cần kiêng ăn kèm với các topping gây ra tình trạng sẹo lồi, mưng mủ.

Nâng mũi có được ăn bánh canh cá lóc không?

Cá lóc hay còn gọi là cá quả, cá chuối… là một trong những nguyên liệu chế biến được rất nhiều món ngon Việt Nam. Trong đó bánh canh cá lóc là món ăn không thể không nhắc đến, đây là đặc sản của các tỉnh miền Tây. Trong thịt cá lóc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như axit amin, axit béo lành mạnh.

Bên cạnh câu hỏi nâng mũi ăn bánh canh được không thì vấn đề nâng mũi ăn bánh canh cá lọc cũng được tìm hiểu. Theo nhiều chuyên gia, thịt cá lóc được xem là bài thuốc rất tốt giúp làm lành vết thương, giảm đau và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Vì vậy, người nâng mũi hoàn toàn có thể yên tâm ăn bánh canh cá lóc rồi. Tuy nhiên, nếu cơ địa của bạn không tốt hoặc có tiền sử với cá lóc hay các loại cá đồng khác thì nên hạn chế ăn bánh canh cá lóc để đảm bảo an toàn.

Nâng mũi hoàn toàn có thể ăn bánh canh cá lóc với hàm lượng dinh dưỡng cần thiết
Nâng mũi hoàn toàn có thể ăn bánh canh cá lóc với hàm lượng dinh dưỡng cần thiết

Nâng mũi ăn bánh canh bột lọc được không?

Bánh canh bột lọc là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người bởi kết cấu dai dai, mềm mềm của sợi bánh được làm từ bột năng pha thêm chút bột gạo. Đặc điểm nhận dạng của món này cực kì dễ biết, sau khi luộc hoặc nấu, sợi bánh canh bột lọc có màu trắng trong và nhìn rất bóng bẩy. Với nguyên liệu chủ yếu từ bột năng và bột gạo, giải đáp vấn đề nâng mũi ăn bánh canh bột lọc được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn được.

Để chắc chắn hơn, với những ai có cơ địa yếu, hệ tiêu hoá không được tốt thì không nên ăn quá nhiều bánh canh bột lọc. Nếu ăn quá nhiều có thể gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Nâng mũi ăn bánh canh được không, đặc biệt bánh canh bột lọc thì hoàn toàn có thể
Nâng mũi ăn bánh canh được không, đặc biệt bánh canh bột lọc thì hoàn toàn có thể

Nâng mũi ăn bánh canh ghẹ được không?

Cua, ghẹ hay các loại hải sản nói chung là những thực phẩm thường không nên ăn khi nâng mũi. Hải sản dù đã qua chế biến nhưng vẫn còn chứa nhiều chất tanh trong đó, rất dễ gây dị ứng, sưng đỏ khiến vết thương lâu lành. Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều collagen nên với những ai cơ địa yếu rất dễ để lại sẹo, làm chậm quá trình hồi phục.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên kiêng ăn các món ăn có chứa hải sản như bánh canh ghẹ, bánh canh cua… sau khi nâng mũi. Để đảm bảo kết quả hồi phục như ý muốn, chị em nên kiêng ăn hải sản khoảng 1 tháng cho đến khi vết thương hoàn toàn lành hẳn.

Nâng mũi cần hạn chế sử dụng bánh canh ghẹ, tôm, hải sản
Nâng mũi cần hạn chế sử dụng bánh canh ghẹ, tôm, hải sản

Xem thêm: Vết thương hở có ăn được mì tôm không? Tại sao?

Nâng mũi ăn bánh canh thịt gà được không?

Các món ăn chế biến từ thịt gà hầu hết có trong thực đơn món ăn của mọi gia đình Việt. Thịt gà chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và cũng là thực phẩm được bày bán mỗi ngày. Tuy nhiên với người nâng mũi thì nên kiêng cữ các món ăn có gà, đặc biệt là bánh canh thịt gà.

Thịt của các loại gia cầm như gà, vịt có tính nóng rất cao, dễ gây sưng mủ, nổi mề đay, mẩn đỏ ngứa. Khi ăn vào, vùng da ở vết thương rất dễ bị kích ứng, nếu gãi mạnh sẽ khiến vết thương bị hở và rất dễ để lại sẹo. Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế ăn bánh canh gà trong 3-4 tuần sau nâng mũi để an toàn nhất.

Nâng mũi nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến từ thịt gà
Nâng mũi nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến từ thịt gà

Ngoài việc giải đáp nâng mũi ăn bánh canh được không, để sở hữu chiếc mũi hoàn hảo nhất, sau nâng mũi bạn cũng nên né những thực phẩm trong danh sách đen như: rau muống, thịt bò, đồ nếp, đồ tanh, bia, rượu… Đây đều là những thực phẩm không tốt cho mũi sau phẫu thuật, làm chậm quá trình hồi phục và làm ảnh hưởng đến dáng mũi sau này.

Tóm lại, nâng mũi ăn bánh canh được không còn phụ thuộc vào các loại thực phẩm nấu kèm. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc cơ thể sau khi phẫu thuật nâng mũi.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan