banner tháng 4

Nâng mũi ăn cháo lòng được không? Gợi ý món ăn sau nâng mũi


Sau khi phẫu thuật khách hàng thường có xu hướng lựa chọn các món ăn mềm, dễ tiêu như cháo hoặc súp…Vậy nâng mũi ăn cháo lòng được không và liệu có phải tất cả các món cháo đều tốt cho quá trình phục hồi vết thương. Cùng tham khảo trong bài viết để hiểu rõ hơn bạn nhé.

Cùng chuyên gia giải đáp nâng mũi ăn cháo lòng được không?
Cùng chuyên gia giải đáp nâng mũi ăn cháo lòng được không?

Ăn cháo lòng có tốt cho sức khỏe hay không?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn cháo lòng được không, hãy cùng phân tích xem liệu cháo lòng có tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người đang có vết thương hở.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thành phần chính có trong cháo lòng như gan, lòng lợn, tim, thận, thịt lợn,… sẽ cung cấp một lượng đạm và calo rất lớn cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo và vitamin trong món ăn này cũng khá cao. Do đó, có thể đánh giá cháo lòng là một món ăn đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Với những người có sức khỏe bình thường, đang không bị thương thì có thể ăn món ăn này từ 1-2 lần/tuần.

Tuy nhiên, vì hàm lượng protein quá cao nên món ăn này lại không phù hợp với những người đang có vết thương hở. Bởi việc bổ sung quá nhiều protein như vậy sẽ làm tăng sinh collagen và gây sẹo lồi. Hơn nữa, việc ăn cháo lòng quá nhiều và thường xuyên cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như các bệnh liên quan về tim mạch, béo phì,…

Cháo lòng rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với những người có vết thương hở
Cháo lòng rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với những người có vết thương hở

Nâng mũi ăn cháo lòng được không?

Dựa trên những phân tích trên, có thể thấy việc nâng mũi ăn cháo lòng được không thì câu trả lời là KHÔNG. Không chỉ gây sẹo lồi tại vết thương, cháo lòng còn gây ra những biến chứng xấu khác tới sức khỏe của người hậu phẫu thuật nâng mũi, cụ thể:

  • Gạo nếp (nếu có): Một số địa phương có thói quen nấu cháo bằng gạo dẻo hoặc gạo nếp. Vô hình chung sẽ khiến vết thương bị ảnh hưởng, biểu hiện cụ thể của tình trạng này là khó chịu, mưng mủ, sưng đau sau đó dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng và dễ để lại sẹo xấu.
  • Các thành phần trong cháo lòng như dạ dày, tim, gan, lòng non có chứa rất nhiều muối vô cơ, chất béo bão hòa và cholesterol. Các chất này có khả năng gây áp lực cho quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng đi nuôi vết thương, cản trở đến việc sản sinh tế bào mới. Hơn nữa, nội tạng của heo bò rất khó tiêu dễ gây táo bón và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Có nguy cơ ngộ độc thực phẩm: Nếu chế biến không sạch sẽ nhất là phần ruột già, dạ dày, gan thận nếu vệ sinh không hết chất thải, vi khuẩn, nấu không chín sẽ gây xuất huyết, nhiễm trùng, ngộ độc. Nhất là đối với cơ thể đang trong giai đoạn thiếu năng lượng và mệt mỏi sau nâng mũi.
Ăn cháo lòng sau nâng mũi dễ bị viêm nhiễm vết thương
Ăn cháo lòng sau nâng mũi dễ bị viêm nhiễm vết thương

Sau nâng mũi bao lâu được ăn cháo lòng?

Bên cạnh vấn đề nâng mũi ăn cháo lòng được không khách hàng cũng khá quan tâm đến thời gian kiêng cữ. Theo đó, để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chỉ định thời gian chính xác tùy theo tình trạng và cơ địa. Tuy nhiên, công thức chung và mốc thời gian phổ biến thường là 3 – 4 tuần sau nâng mũi.

Khi bạn cảm thấy vết thương không còn sưng đau, khó chịu, không còn chảy dịch và đã liền da hoàn toàn. Cấu trúc mũi được ổn định và các mô mới đã hình thành thì có thể bắt đầu mang cháo lòng trở lại thực đơn bình thường. Tuy nhiên, cần ăn với liều lượng vừa phải và tần suất 2 – 3 lần mỗi tuần thôi để đảm bảo an toàn.

Thời gian kiêng cữ cháo lòng ít nhất 2 - 3 tuần
Thời gian kiêng cữ cháo lòng ít nhất 2 – 3 tuần

Đối tượng nào không nên ăn cháo lòng sau nâng mũi?

Ngoài việc nâng mũi ăn cháo lòng được không, thời gian kiêng ăn cháo lòng sau phẫu thuật, bác sĩ cũng lưu ý về đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này. Cụ thể như sau:

Những người đang bị cảm mạo, bệnh lý về đường hô hấp

Đây là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng yếu, hệ hô hấp bị suy nhược. Do đó hạn chế ăn những loại thức ăn giàu cholesterol có thể gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón kéo dài. Ngoài ra vi khuẩn có hại còn tồn đọng trong thực phẩm sẽ nhân cơ hội hệ miễn dịch suy nhược mà tấn công gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người đang bệnh cảm, hô hấp khó không nên ăn cháo lòng
Người đang bệnh cảm, hô hấp khó không nên ăn cháo lòng

Người có tiền sử mắc các bệnh về tiêu hóa

Những khách hàng thường xuyên gặp triệu chứng như đau bụng, tiêu chí, khó chịu sau ăn thì nên hạn chế ăn cháo lòng, tiết canh. Chúng có thể dẫn theo nguồn vi khuẩn E.Coli gây ra kiết, lỵ, nhiễm trùng đường ruột rất nguy hiểm.

Không những thế, thường xuyên ăn cháo lòng ngoài hàng quán không được vệ sinh sạch sẽ tạo cơ hội cho ký sinh trùng như sán chó, sáng kim xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh lý nguy hiểm.

 

Người có tiền sử bệnh tiêu hóa không nên ăn cháo lòng
Người có tiền sử bệnh tiêu hóa không nên ăn cháo lòng

Nâng mũi có ăn được lòng lợn hay không?

Bên cạnh thắc mắc nâng mũi ăn cháo lòng được không thì cũng có rất nhiều người đặt câu hỏi về việc nâng mũi có được ăn lòng lợn không. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bạn cũng cần kiêng lòng lợn sau khi nâng mũi bởi những lý do sau:

  • Lòng lợn là một loại thực phẩm có hàm lượng protein cao nên dễ gây sẹo lồi, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khuôn mặt.
  • Lòng lợn có chứa nhiều cholesterol nên sẽ gây cản trở tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến vết thương khó lành và mũi lâu vào form.
  • Lòng lợn khá dai nên sẽ cần phải nhai nhiều nên có thể sẽ gây ảnh hưởng tới dáng mũi.
  • Ăn lòng lợn không đảm bảo vệ sinh sẽ dễ gây ra tình trạng ngộ độc, đau bụng, xuất huyết,… ảnh hưởng đến sức khỏe khiến quá trình hồi phục chậm lại.

Như vậy, ngoài cháo lòng ra thì bạn cũng cần kiêng ăn lòng lợn trong khoảng 3-4 tuần sau khi nâng mũi để tránh làm ảnh hưởng tới dáng mũi và hiệu quả thẩm mỹ sau này.

Cần kiêng ăn các loại lòng lợn 3 - 4 tuần sau khi nâng mũi
Cần kiêng ăn các loại lòng lợn 3 – 4 tuần sau khi nâng mũi

Nên ĂN cháo gì để hồi phục mũi nhanh chóng?

Như vậy, sau khi tim fhieeru nâng mũi ăn cháo lòng được không thì có những món cháo nào có thể duy trì sau nâng mũi. Cùng xem chuyên gia sẽ thiết kế thực đơn như thế nào nhé:

Cháo thịt bằm

Cháo thịt bằm luôn là để cử số 1 trong thực đơn dành cho khách hàng sau nâng mũi nói riêng và phẫu thuật, chấn thương nói chung. Với hai nguyên liệu chính là gạo trắng và thịt heo băm nhuyễn, bạn có thể kết hợp thêm bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, củ dền để có được món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Món ăn này với công dụng chính là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Với nguồn dưỡng chất dồi dào sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.

Cháo thịt bằm tốt cho quá trình phục hồi vết thương
Cháo thịt bằm tốt cho quá trình phục hồi vết thương

Cháo rau củ

Món cháo rau củ thích hợp với những khách hàng đang ăn kiêng hoặc ăn chay nhưng vẫn muốn bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Theo đó để đảm bảo cho quá trình lành thương và cung cấp năng lượng bạn nên chế biến cháo trắng với ớt chuông, cà rốt, bông cải xanh, khoai tây, có thể thay gạo bằng yến mạch hoặc ngũ cốc.

Một số khách hàng thích ăn rau có thể thêm rau chân vịt, đậu que với một chút dầu cá để bổ sung vitamin. Tuy nhiên do thiếu đạm nên bạn cần ăn từ 2 – 3 lần một ngày để không bị đói.

Cháo rau củ thích hợp người ăn chay và tốt cho vết thương
Cháo rau củ thích hợp người ăn chay và tốt cho vết thương

Xem thêm: Vết thương hở có ăn được mì tôm không? Tại sao?

Sau nâng mũi cần kiêng ăn cháo gì?

Bên cạnh giải đáp vấn đề nâng mũi ăn cháo lòng được không, chuyên gia cũng lưu ý một số loại cháo khách hàng nên loại ra khỏi thực đơn trong quá trình phục hồi để không ảnh hưởng đến vết thương.

Cháo gà, cháo vịt

Cháo gà và cháo vịt là hai cái tên khách hàng cần đặc biệt lưu ý sau nâng mũi. Mặc dù được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng giàu có với cơ thể nhưng sự tồn tại của một số ít protein lạ và khoáng chất có thể dễ gây ra kích ứng và viêm nhiễm cho người có vết thương hở. Chúng có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng dị ứng cục bộ, phát ban đỏ trên diện rộng nên cần kiêng ít nhất 3 tuần sau phẫu thuật.

Sau nâng mũi không nên ăn cháo gà cháo vịt
Sau nâng mũi không nên ăn cháo gà cháo vịt

Xem thêm: Bị vết thương ăn thịt bò được không? Nếu kiêng thì bao lâu? Tại sao?

Cháo tôm

Cháo tôm, cháo hải sản nói chung đều cần phải được kiêng cữ sau phẫu thuật. Bên cạnh hàm lượng omega 3 giàu có thì chúng lại chứa một số chất có thể gây dị ứng, mưng mủ, viêm nhiễm cho veets thương hở.

Ngoài ra tính hàn của hải sản không tốt với cơ thể sau phẫu thuật hay đang gặp chấn thương. Thời gian kiêng cữ tùy vào cơ địa nhưng ít nhất phải 3 tuần sau khi nâng mũi.

Cháo tôm có tính hàn không nên ăn sau nâng mũi
Cháo tôm có tính hàn không nên ăn sau nâng mũi

Xem thêm: Bị vết thương ăn thịt bò được không? Nếu kiêng thì bao lâu? Tại sao?

Cháo thịt bò, trứng

Với hàm lượng protein và canxi quá cao thịt bò và trứng được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn sau nâng mũi. Chúng là nguyên nhân chính gây ra sẹo lồi, thâm đen một số trường hợp sẽ bị vết thương loang lổ, không đều màu sau phục hồi rất mất thẩm mỹ.

Thời gian kiêng cữ từ 3 – 4 tuần sau phẫu thuật chờ đến khi miệng vết thương liền hoàn toàn và bạn không còn cảm thấy sưng đau, khó chịu.

Cháo thịt bò, cháo trứng dễ gây sẹo lồi
Cháo thịt bò, cháo trứng dễ gây sẹo lồi

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề nâng mũi ăn cháo lòng được không và một số loại cháo cần kiêng sau phẫu thuật để vết thương phục hồi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ. Hy vọng các chia sẻ trên đã giúp bạn lên cho mình thực đơn sau nâng mũi an toàn và hiệu quả nhất nhé.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan