banner tháng 6

Ăn mì tôm có bị sẹo lồi không? Thực phẩm nên và không nên ăn


Mì tôm với hương vị đặc trưng và sự tiện lợi đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trong giới trẻ. Tuy nhiên, cùng với sự ưa thích đó, cũng nảy sinh nhiều câu hỏi xoay quanh tác động của mì tôm đối với sức khỏe. Trong đó, một trong những câu hỏi phổ biến nhất là ăn mì tôm có bị sẹo lồi không sau khi có vết thương không? Cùng khám phá trong bài viết này.

Ăn mì tôm có bị sẹo lồi không và làm thế nào để vết thương không bị sẹo?
Ăn mì tôm có bị sẹo lồi không và làm thế nào để vết thương không bị sẹo?

Ăn mì tôm có bị sẹo lồi không?

Việc ăn mì tôm có bị sẹo lồi không được nhiều người quan tâm. Muốn biết được điều này thì chúng ta cần biết trong mì tôm có những gì. Có lẽ ai cũng biết trong 1 gói mì tôm thường sẽ có 4 thành phần chính là vắt mì, gói rau sấy (gồm hành lá, cà rốt, bạc hà, cải thảo…), gói súp (gồm muối, đường, bột ngọt, bột tôm, bột gà…) và sau cùng là gói dầu gia vị.

Những thành phần này giúp không mang lại nhiều giá trị về dinh dưỡng và chỉ có thể giúp gây no tạm thời cho cơ thể nên nhiều người vẫn thường ăn loại thực phẩm này. Với cơ thể người bình thường, việc ăn mì tôm thường xuyên có thể gây nóng trong người, dễ nổi mụn, nhưng không gây sẹo lồi trừ những ai có cơ địa bẩm sinh dễ bị sẹo lồi mà thôi.

Vậy còn trường hợp những người có vết thương hở thì sao? Ăn mì tôm có bị sẹo lồi không khi mà cơ thể đang có vết thương? Phần nội dung tiếp theo bên dưới bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

Mì tôm không phải nguyên nhân gây sẹo lồi nhưng sẽ gây nóng trong và nổi mụn
Mì tôm không phải nguyên nhân gây sẹo lồi nhưng sẽ gây nóng trong và nổi mụn

Xem thêm: Vết thương hở có ăn được mì tôm không? Tại sao?

Cần phải kiêng mì tôm trong bao lâu khi có vết thương hở?

Bạn nên kiêng thực phẩm này bao lâu. Để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương thì bạn cần kiêng ăn mì tôm cho đến khi vết thương lành lại. Thời gian kiêng ăn mì tôm cũng tùy thuộc vào cơ địa của bạn phục hồi nhanh hay chậm. Có người chỉ sau 1 tuần là có thể ăn mì tôm lại bình thường, cũng có người mất thời gian lâu hơn.

Trường hợp những người vốn có cơ địa bị sẹo lồi thì cũng cần hạn chế tối đa ăn mì tôm nếu không muốn da để lại sẹo xấu. Vậy ngoài việc khiến vết thương lâu lành thì ăn mì tôm nhiều còn gây những tác hại gì khác cho cơ thể. Cùng xem chi tiết hơn ở nội dung bên dưới nhé!

Mì tôm có tác hại gì cho cơ thể?

Mặc dù mì tôm là thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình, có khi còn là món yêu thích của nhiều người bởi chế biến nhanh chóng, ít mất thời gian nấu nướng. Tuy nhiên thực tế, mì tôm khi bạn ăn nhiều sẽ gây nên rất nhiều những tác hại khó lường cho sức khỏe về lâu dài. Dưới đây là một số tác hại của việc ăn nhiều mì tôm mà bạn nhất định nên biết:

  • Mì được sấy khô trong dầu, chứa nhiều phụ gia không chỉ làm yếu vị giác mà còn tạo áp lực lên dạ dày gây nên các bệnh như đầy hơi, đau dạ dày, trẻ em thì dễ biếng ăn.
  • Dễ gây béo phì hoặc các triệu chứng liên quan đến béo phì như tim mạch, tiểu đường, khiến cơ thể mệt mỏi…
  • Ảnh hưởng xấu đến nội tiết tố và đẩy nhanh lão hóa da.
  • Hàm lượng muối cao trong mì gói rất hại cho thận, có thể gây sỏi thận, loãng xương
  • Các thành phần phụ gia trong gói mì ăn liền như màu thực phẩm, chất béo bão hòa… có thể gây táo bón, lâu ngày dẫn đến ung thư trực tràng.
  • Chất béo bão hòa trong mì gói có thể khiến bạn bị các bệnh về cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ…
Mì tôm gây nóng trong người và tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm
Mì tôm gây nóng trong người và tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm

Có thể thấy cho dù bạn có bị vết thương hay cơ thể khỏe mạnh bình thường thì cũng nên hạn chế tối đa việc ăn mì gói để tránh tổn hại sức khỏe về lâu dài.

Thực phẩm cần tránh để không bị sẹo lồi

Khi đang trong quá trình phục hồi sau một vết thương, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ sẹo lồi. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tránh:

  • Thực phẩm có tính nóng: Thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt cừu, hải sản như tôm, cua, ghẹ, ốc, sò, đồ nếp như xôi, chè nếp, bánh nếp, rau muống là loại rau có tính hàn, tuy nhiên khi nấu chín sẽ chuyển sang tính nóng, gia vị cay nóng như ớt, tiêu, ớt bột.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Ngoài ra, một số thực phẩm có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên da, dẫn đến việc tổn thương sẹo lồi. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tránh: Thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, kim chi, đồ biển như cá biển, tôm, cua, trái cây như xoài, vải, dâu tây.
  • Rượu bia và chất kích thích: Cuối cùng, rượu bia và các chất kích thích khác cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi của vết thương. Hãy hạn chế sử dụng các loại sau: Rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng và các chất kích thích để vết thương không bị sẹo lồi
Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng và các chất kích thích để vết thương không bị sẹo lồi

Ăn gì để không bị sẹo lồi khi có vết thương?

Khi bạn đang phục hồi từ một vết thương, việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ sẹo lồi. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên tích hợp vào chế độ ăn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sản sinh collagen mà còn hỗ trợ quá trình liền sẹo và giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi. Các nguồn vitamin C bao gồm: cam, bưởi, ổi, kiwi, cà chua.
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo da. Bạn có thể cung cấp vitamin E thông qua các thực phẩm như: bơ, hạnh nhân, bông cải xanh, bí đỏ.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết thương và giảm nguy cơ hình thành sẹo lồi. Các nguồn kẽm bao gồm: thịt gà, thịt bò, cua.
  • Thực phẩm giàu protein: Protein là thành phần thiết yếu cho quá trình tái tạo da, giúp vết thương nhanh chóng lành lại. Bạn có thể tăng cường lượng protein trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách tiêu thụ thịt nạc, cá, trứng, sữa,…
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để vết thương mau lành và không bị sẹo lồi
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để vết thương mau lành và không bị sẹo lồi

Trên đây Phẫu thuật thẩm mỹ mắt là câu trả lời cho câu hỏi ăn mì tôm có bị sẹo lồi không. Có thể thấy, việc tiêu thụ mì tôm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sẹo lồi. Tuy nhiên, chất lượng dinh dưỡng kém trong mì tôm và việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan