Nâng mũi ăn huyết được không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn bởi sau phẫu thuật bác sĩ khuyên rằng nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai. Với người bình thường, ăn huyết có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Còn với người nâng mũi thì sao, câu trả lời sẽ được phẫu thuật thẩm mỹ mặt bật mí ngay bên dưới.
Huyết là thực phẩm gì?
Huyết còn có tên gọi khác là tiết, đây là thực phẩm được chế biến từ máu động vật như: heo, bò, gà, vịt, dê… Huyết có nhiều trong các món ăn ở Việt Nam phổ biến như cháo lòng, bún riêu, cháo huyết, dồi lợn…
Để đảm bảo an toàn vệ sinh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên nấu thật chín huyết và nên ăn nóng vừa tốt cho sức khỏe vừa góp phần giúp thực đơn gia đình phong phú hơn.
Nâng mũi ăn huyết được không?
Theo các chuyên gia chia sẻ CÓ thể ăn huyết khi được hỏi “Sau nâng mũi ăn huyết được không?”. Dù hiện nay vẫn chưa có chứng minh nào nói về vấn đề này nhưng theo kinh nghiệm chăm sóc hậu phẫu nâng mũi, bạn có thể yên tâm ăn huyết như bình thường.
Tình trạng cơ thể bị thiếu năng lượng, thiếu sức sống hay thiếu hụt máu đối với những người cơ địa yếu dễ gặp phải sau nâng mũi. Lúc này cơ thể rất cần bổ sung những thực phẩm tốt chứa protein và chất sắt. Trong đó, huyết là thực phẩm có đầy đủ những dưỡng chất này, rất có lợi để cải thiện sức khỏe.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý ăn một lượng huyết vừa đủ, tránh dư thừa chất gây phản tác dụng. Đặc biệt những người có tiền sử về bệnh gan hoặc cơ địa yếu thì tuyệt đối không nên ăn.
Bên cạnh đó, để đảm bảo kết quả nâng mũi hoàn hảo, hãy tìm hiểu nâng mũi bao lâu thì ăn được thịt gà. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn chăm sóc mũi tốt nhất.
Lợi ích khi ăn huyết tốt cho sức khỏe
Như đã chia sẻ trên, nâng mũi ăn huyết được không thì bạn đã có thể yên tâm ăn. Nếu không phẫu thuật nâng mũi, bạn cũng có thể bổ sung huyết vào thực đơn cho gia đình bởi huyết có nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Hạn chế bị thiếu máu: Hàm lượng chất sắt có trong huyết rất cao, vì vậy khi hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn ngừa bệnh thiếu máu rất tốt.
- Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa: Với các chị em phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi trung niên, tình trạng nếp nhăn xuất hiện do lão hóa không ai mong muốn. Ăn huyết heo sẽ có thể trì hoãn sự lão hóa, kéo dài sự tươi trẻ cho làn da.
- Chữa lành vết thương: Ngoài nâng mũi, khi cơ thể bị vết thương hở như bị tai nạn, bị bỏng hay chấn thương, ăn huyết giúp liền da, hồi phục vết thương nhanh.
- Loại bỏ những hạt kim loại gây hại cho cơ thể: Trong huyết có chứa axit amin có công dụng khử trùng ruột sau quá trình phân giải trong dạ dày. Như vậy giúp loại bỏ những hạt kim loại nhỏ, khó thấy nhưng ở trong cơ thể lâu rất nguy hiểm.
Ăn gì sau nâng mũi để mau lành, đúng dáng mũi
Phẫu thuật nâng mũi là giai đoạn đầu trong quá trình giúp khách hàng có được dáng mũi ưng ý. Sau phẫu thuật, để dáng mũi lên đúng form chuẩn, mũi không bị cong lệch hay mưng mủ, chế độ ăn uống quyết định đến kết quả. Dưới đây là những thực phẩm rất tốt cho người nâng mũi:
Rau củ, trái cây mọng nước
Hàm lượng các loại vitamin A, C, E có trong những loại rau củ tươi, trái cây tươi rất nhiều. Chúng vừa giúp cơ thể bổ sung nước, vừa có thể ngăn ngừa viêm nhiễm, hiện tượng sưng đau sau nâng mũi. Một số loại quả mọng: ổi, cam, quýt, dâu tây, lựu, đu đủ… Một số rau củ chứa nhiều vitamin: bông cải xanh, rau bina, rau cải, rau lang, các loại đậu, bí đỏ…
Ngũ cốc nguyên hạt organic chưa qua chế biến
Những ngày đầu sau nâng mũi, tình trạng sưng đau khó chịu có thể khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần luôn lo âu, thiếu năng lượng. Các loại hạt dinh dưỡng hay ngũ cốc từ: óc chó, hạt chia, hạt bí, hạt điều, hạnh nhân… sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn và lấy lại tinh thần thoải mái hơn.
Thực phẩm có chất béo tốt
Chắc hẳn nhiều người từng có suy nghĩ chất béo sẽ không tốt cho người phẫu thuật hay phụ nữ sau sinh. Nhưng với những thực phẩm có chất béo tốt mang lại công dụng rất tuyệt vời: chống viêm nhiễm và có thể làm mờ sẹo. Bạn có thể bổ sung những thực phẩm có chứa chất béo tốt không bão hòa: bơ, nấm, dâu tây, dầu ô liu…
Thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi tránh hậu quả xấu
Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung nhiều thì cũng không thể bỏ sót danh sách những thực phẩm nên kiêng khem kỹ càng sau nâng mũi. Cụ thể:
- Rau muống: Sau phẫu thuật nâng mũi, rau muống là thực phẩm nên né tránh đầu tiên, bởi xác suất để lại sẹo lồi rất cao. Để giảm thiểu rủi ro xấu này, bạn nên kiêng ăn rau muống khoảng 1 tháng sau nâng mũi.
- Các loại hải sản: Tôm, mực, cua, cá, ốc… đều thuộc loại hải sản nên chất tanh có thể gây nên hiện tượng dị ứng, kích ứng gây sưng đỏ, ngứa ngáy. Tình trạng này càng nghiêm trọng thì thời gian hồi phục vết thương càng lâu. Vì vậy, bạn nên để vết thương sau nâng mũi lành hẳn rồi mới nên ăn hải sản trở lại.
- Các món chế biến từ gạo nếp: Các món ăn từ nếp có mặt trong nhiều dịp lễ truyền thống như: bánh chưng, bánh giầy, bánh giò, xôi ngũ sắc, xôi gà, xôi nếp cẩm… Chúng đều nằm trong danh sách kiêng cữ hàng đầu sau nâng mũi để tránh tình trạng bị sẹo lồi, sẹo cứng khó điều trị.
Cách chăm sóc, vệ sinh vùng mũi an toàn, đúng cách
Ngoài giải đáp nâng mũi ăn huyết được không và chế độ ăn uống khoa học sau nâng mũi. Thêm một vấn đề nữa cũng không kém quan trọng để có dáng mũi đẹp đó là cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách. Dưới đây là những lưu ý bạn cần nắm rõ và thực hiện theo:
- Sau nâng mũi, dáng mũi mới còn yếu bạn nên nghỉ ngơi nhiều, khi nằm nên kê cao gối đầu để tránh làm ảnh hưởng dáng mũi.
- Vệ sinh mũi bằng bông gòn hoặc bông tẩy trang thường ngày, nhúng vào nước muối sinh lý, rồi nhẹ nhàng vệ sinh vùng da quanh mũi mỗi ngày thực hiện 2 lần.
- Chỉ nên dùng thuốc theo đơn kê hoặc có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây kích ứng mà bạn không lường trước được. Khi uống nhớ sử dụng đúng liều lượng và đúng giờ giấc.
- Nếu tình trạng sưng đau còn kéo dài, có thể chườm đá lạnh hoặc nước nóng bằng túi chườm sẽ giảm sưng đau hiệu quả bất ngờ.
- Hạn chế đeo kính vì phần gọng kính trên mũi ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến dáng mũi khi hoàn thiện.
- Tránh vận động mạnh đổ mồ hôi, thấm vào vết thương gây nhiễm trùng. Cùng với đó tránh cào gãi, va chạm mạnh lên dáng mũi.
- Đừng quên uống đủ nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước để cơ thể có đủ năng lượng cần thiết và tránh bị khô da vùng mũi.
Qua chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết rõ nâng mũi ăn huyết được không, những thực phẩm nên và không nên ăn, cách chăm sóc vệ sinh đúng cách. Đây đều là những thông tin hữu ích giúp vết thương an toàn và mau lành. Thực hiện đúng những lưu ý này bạn sẽ sớm có được chiếc mũi cao, giúp nhan sắc được tăng hạng rõ rệt.
>>> Các bài viết liên quan:
- Nâng mũi ăn chao được không – Các món từ chao không nên ăn
- Nâng mũi có được ăn cà chua không? Các loại rau nên ăn sau nâng m
Bình luận