banner tháng 6

Nâng mũi ăn chao được không? Các món từ chao không nên ăn


Nâng mũi ăn chao được không là vấn đề rất quan trọng mà chị em cần nắm chính xác câu trả lời để có chế độ dinh dưỡng phù hợp giai đoạn hậu phẫu. Xây dựng thực đơn phù hợp giảm tỷ lệ xảy ra biến chứng, sẹo lồi kém thẩm mỹ sau khi vết thương hồi phục. Cùng phẫu thuật thẩm mỹ mặt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Chao là thực phẩm không thể thiếu với chế độ ăn thuần chay
Chao là thực phẩm không thể thiếu với chế độ ăn thuần chay

Nâng mũi ăn chao được không?

Sau khi tiến hành nâng mũi, bạn có thể ăn chao nhưng không nên ăn quá nhiều. Nguyên nhân bởi trong chao có chứa hàm lượng muối khá lớn dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục của vết thương.

Chao là thực phẩm quen thuộc của những người ăn chay với hương vị khác biệt. Nguyên liệu chính để chế biến chao là đậu hũ với lớp bên ngoài được lên men hoàn toàn, vị béo đặc trưng. Trong thành phần của chao có chứa hàm lượng carbohydrate, thiamine, axit oxalic và riboflavin lớn, không cholesterol.

Theo đó, nâng mũi ăn chao được không là điều hoàn toàn có thể nhưng bạn vẫn nên cân nhắc thật kỹ. Nếu cơ địa dễ kích ứng, hãy kiêng ăn chao trong khoảng 3 – 4 tuần hoặc chờ đến khi vết thương đã liền da, hồi phục hoàn toàn mới ăn trở lại.

Sau khi thực hiện nâng mũi bạn có thể ăn chao nhưng với lượng ít, vừa đủ
Sau khi thực hiện nâng mũi bạn có thể ăn chao nhưng với lượng ít, vừa đủ

Các món ăn chế biến từ chao không nên ăn sau khi nâng mũi

Khi đã nắm rõ “Nâng mũi ăn chao được không?”, chắc chắn bạn cũng không nên bỏ qua một số món ăn cần tránh xa trong giai đoạn hậu phẫu thẩm mỹ:

Lẩu bò chao khoai môn

Lẩu bò nấu chao và khoai môn là món ăn ngon với hương vị độc đáo cùng màu sắc hài hòa, bắt mắt. Tuy nhiên, sau khi thực hiện nâng mũi, bạn không nên lựa chọn món này bởi nguyên liệu chính từ thịt bò. Loại thực phẩm này dễ gây thâm sạm, mưng mủ vết thương, kéo dài thời gian hồi phục.

Bạn có thể ăn lẩu khoai môn nếu thay thế thịt bò bằng thịt heo. Công thức chế biến vẫn như cũ nhưng chỉ cần thay đổi nguyên liệu một chút sẽ mang đến món ăn đảm bảo an toàn cho vết thương và quá trình hồi phục sau khi nâng mũi.

Món lẩu bò chao khoai môn có thể làm vết thương mưng mủ, sưng tấy
Món lẩu bò chao khoai môn có thể làm vết thương mưng mủ, sưng tấy

Vịt nấu chao

Đây là món ăn quen thuộc của của nhiều gia đình Việt. Hương vị của nước dùng đậm đà, vị cay nhẹ của món vịt nấu chao có thể thu hút mọi thực khách.

Tuy nhiên, sau khi nâng mũi bạn không nên đưa món ăn này vào thực đơn hàng ngày. Thịt vịt chứa nhiều protein, tính nóng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian hồi phục của vết thương, gây ngứa ngáy, khó chịu.

Vịt nấu chao là món ăn có thể khiến tình trạng vết thương ngày càng nghiêm trọng
Vịt nấu chao là món ăn có thể khiến tình trạng vết thương ngày càng nghiêm trọng

Cánh gà nướng chao

Công thức chế biến cánh gà nướng chao khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian của chị em nội trợ. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi, bạn nên tránh món ăn này bởi thịt gà có đặc tính nóng, dễ làm vết thương mưng mủ, kéo dài thời gian hồi phục, gây sẹo lồi kém thẩm mỹ.

Sau khi vết thương nâng mũi đã hồi phục, bạn có thể ăn cánh gà nướng chao trở lại. Tuy nhiên, hãy lưu ý khi nướng cánh gà nên điều chỉnh ngọn lửa vừa để tránh bề mặt bên ngoài bị cháy, ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ dẫn đến nguy cơ ung thư về sau.

Cánh gà nướng chao là món ăn nên tránh sau khi tiến hành nâng mũi
Cánh gà nướng chao là món ăn nên tránh sau khi tiến hành nâng mũi

Muốn biết sau khi nâng mũi bao lâu thì ăn được thịt gà? Khám phá ngay bài viết của chúng tôi để tìm hiểu thời gian kiêng cữ và các lời khuyên dinh dưỡng cần thiết.

Lưu ý khi ăn chao sau nâng mũi

Cho dù chao là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung các loại vitamin, protein,…. cho cơ thể. Nhưng khi ăn chao, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sau khi vết thương nâng mũi đã hồi phục, liền da hoàn toàn, bạn chỉ nên ăn chao với lượng khoảng 6g/ngày.
  • Những người có tiền sử cao huyết áp, thân yếu tuyệt đối không nên ăn chao bởi trong loại thực phẩm có rất nhiều muối, không tốt cho cơ thể.
  • Trường hợp bị thấp khớp cần hạn chế ăn chao bởi hàm lượng purin trong thực phẩm này có thể làm tình trạng bệnh ngày càng xấu hơn.
  • Nhóm đối tượng bị viêm loét dạ dày cũng không nên ăn chao để hạn chế làm vết lở, loét ngày càng nặng hơn.
  • Tuyệt đối không ăn chao cùng mật ong, khi 2 thực phẩm này kết hợp với nhau có thể khiến cơ thể suy nhược, tiêu chảy kéo dài.
  • Bạn nên ăn chao cùng rau xanh để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể và tránh cảm giác ngán. Một số loại rau mà chị em có thể cân nhắc lựa chọn như diếp cá, xà lách, húng quế,…
  • Chỉ nên ăn chao được mua từ những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chao là thực phẩm lên men nên nếu không đảm bảo tuân thủ an toàn vệ sinh khi chế biến có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc, rối loạn đường tiêu hóa.
Ăn chao cùng rau xanh góp phần tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể
Ăn chao cùng rau xanh góp phần tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết để trả lời câu hỏi “Nâng mũi ăn chao được không?” nhận được nhiều thắc mắc từ chị em trong giai đoạn hậu phẫu. Nếu bạn vẫn còn vấn đề chưa được giải đáp trong bài viết này, hãy liên hệ ngay phauthuatthammymat.com.vn để tư vấn rõ hơn.

>>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan