banner tháng 4

Thông tin chi tiết về Tiêm Filler má bạn cần biết


Tiêm Filler má là thủ thuật thẩm mỹ giúp khắc phục các khuyết điểm như: mặt gầy, má hóp, hai bên má mất cân đối. Sau phẩm mỹ, cặp má của bạn sẽ đầy đặn hơn giúp khuôn mặt thêm cân đối và tràn đầy sức sống. Da tại hai bên má sau một thời gian bắt đầu căng bóng, mềm mại và sáng hơn. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về kỹ thuật làm đẹp này, hãy cùng phauthuatthammymat.com.vn theo dõi nội dung dưới đây.

Thế nào là tiêm Filler má?

Tiêm Filler má là sử dụng đầu kim siêu nhỏ đưa chất làm đầy chứa hyaluronic axit (HA) vào bên trong da, tại các khoảng trống của lớp biểu bì. Mục đích chính là lấp đầy các vùng lõm, trũng để bề mặt da phẳng mịn hơn. Quá trình này sẽ giúp cặp má tròn đầy, căng mịn và hài hòa với tổng thể khuôn mặt.

Thời gian cho một ca tiêm Filler má là khoảng 15 phút, có thể kéo dài hơn nhưng thường dưới 40 phút. Ưu điểm của phương pháp này là không gây chảy máu, không xâm lấn nên đảm bảo cấu trúc da toàn vẹn, không gây nhiễm trùng.

Thời gian cho một ca tiêm Filler má là khoảng 15 phút
Thời gian cho một ca tiêm Filler má là khoảng 15 phút

Sau khi tiêm má bằng Filler, bạn chỉ cần nghỉ ngơi tại cơ sở làm đẹp 30 – 60 phút là có thể ra về. Ngay sau đó, bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, không cần mất thêm thời gian nghỉ dưỡng.

Những đối tượng nên thực hiện tiêm Filler má

Các dịch vụ tiêm Filler nói chung đều được khuyến cáo chỉ dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên. Những trường hợp dưới 18 tuổi cần có người giám hộ và phải trải qua vòng kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt. Tuy nhiên, số người người không đủ tuổi được thực hiện tiêm má Filler không nhiều và thường rơi vào những trường hợp rất đặc biệt.

Những người sử dụng dịch vụ này thường có các khuyết điểm ở vùng má như hai bên má không cân xứng, má hóp, mặt hốc hác, gò má cao, thiếu sức sống,… Đồng thời, điểm chung của những đối tượng này là không có nhiều thời gian nghỉ dưỡng hoặc sợ đau không muốn đụng chạm dao kéo. Dẫu vậy, những người này cũng cần đảm bảo những điều dưới đây thì mới có thể tiêm Filler hiệu quả:

  • Không có quá nhiều nếp nhăn trên mặt
  • Da chưa bị lão hóa nặng
  • Rãnh cười má miệng không quá sâu
  • Không mắc các bệnh lý liên quan tới tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…
  • Tâm lý hoàn toàn ổn định, không có dấu hiệu bất thường
  • Không dị ứng với hyaluronic axit
Người không dị ứng với hyaluronic axit mới có thể tiêm Filler
Người không dị ứng với hyaluronic axit mới có thể tiêm Filler

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng nằm trong danh sách hạn chế tiêm Filler má. Lý do là vì cơ thể của chị em trong giai đoạn có thai hoặc vừa sinh con thường nhạy cảm, lượng hormone bị rối loạn, không ổn định nên rất dễ tạo ra các kích ứng khi tiêm chất lạ vào cơ thể.

Có nên thực hiện tiêm Filler má không?

Tiêm Filler má không tiến hành rạch mổ nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chỉ cần bạn sử dụng Filler chất lượng được Bộ Y Tế cấp phép và được bác sĩ giỏi trực tiếp tiêm thì các biến chứng hậu làm đẹp gần như bằng 0. Do vậy, đây là thủ thuật làm đẹp chỉnh hình khuôn mặt phù hợp với những người gặp vấn đề về má nên thực hiện.

Lưu ý với những khách hàng sở hữu khuôn mặt vuông, gò má quá cao hoặc mặt bị lệch quá nhiều thì filler không đem lại nhiều hiệu quả. Những trường hợp này cần tới các trung tâm thẩm mỹ hoặc bệnh viện lớn để trao đổi với bác sĩ để tìm ra hướng xử lý phù hợp.

Người có gò má cao tiêm Filler không giải quyết được triệt để nhược điểm này
Người có gò má cao tiêm Filler không giải quyết được triệt để nhược điểm này

Tiêm Filler má cần bao nhiêu CC?

Lượng Filler đưa vào má cần bao nhiêu CC phải dựa vào tình trạng chính xác của da, cấu trúc mô, nếp nhăn, độ hóp của má,… trên mặt. Đối với những khuôn mặt ít khuyết điểm, bác sĩ chỉ cần 1 – 2 CC để giúp má căng đầy và loại bỏ nhược điểm trên mặt. Nhưng có một số trường hợp cần dùng tới 3 hoặc 4 CC để khắc phục toàn bộ nhược điểm tương tự.

Đó là lý do bạn không nên tự tiêm Filler tại nhà khi không nắm rõ kiến thức chuyên môn về loại chất làm đầy này. Nếu quá liều có thể gây ra các biến chứng đáng tiếc và ảnh hưởng tới thẩm mỹ của gương mặt.

Lượng Filler tiêm vào má phụ thuộc vào tình trạng khuôn mặt cụ thể
Lượng Filler tiêm vào má phụ thuộc vào tình trạng khuôn mặt cụ thể

Quy trình tiêm Filler má diễn ra thế nào?

Quy trình tiêm Filler vùng má diễn ra trong khoảng 15 – 30 phút và được bác sĩ trực tiếp thực hiện. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ kiểm tra má và khám sàng lọc để đảm bảo an toàn cho khách. Khi hai bước này đã xong, bạn sẽ trải qua các bước sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ khử trùng vùng má và thoa thuốc tê tại đây
  • Bước 2: Bác sĩ dùng bút đánh dấu các vị trí chính xác cần tiêm Filler
  • Bước 3: Bơm đầy ống xi lanh bằng Filler và bắt đầu tiêm vào các vị trí vừa đánh dấu
  • Bước 4: Khi đã tiêm xong, bác sĩ vệ sinh lại má, để khách nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi dặn dò cách chăm sóc tại nhà

Lịch tái khám sẽ được nhân viên của cơ sở làm đẹp gửi vào hộp thư điện tử hoặc số điện thoại của khách hàng. Bạn nên chú ý và đặt nhắc nhở để không bỏ qua buổi kiểm tra này.

Sau tiêm Filler vùng má cần tái khám theo lịch của bác sĩ
Sau tiêm Filler vùng má cần tái khám theo lịch của bác sĩ

Tiêm Filler má giữ được bao lâu?

Thời gian má căng tràn đầy sức sống sau tiêm Filler có thể duy trì từ 12 – 18 tháng. Một số trường hợp có thể lâu hơn do thể chất tốt hoặc chăm sóc đúng cách. Muốn duy trì gương mặt đầy đặn và hồng hào hiện tại, bạn cần tiêm mũi nhắc lại sau khi Filler đã tan hết. Thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Một số biến chứng thường gặp khi tiêm Filler ở má

Tiêm Filler dù đã được đánh giá an toàn cho sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro ở mức độ rất thấp. Những rủi ro này sẽ tăng lên nếu bạn dùng Filler trôi nổi không rõ nguồn gốc hoặc tiêm tại những cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ không đảm bảo về cơ sở vật chất hoặc cũng có thể do quá trình chăm sóc chưa đúng gây ra. Những biến chứng biểu hiện ra bên ngoài có thể quan sát bằng mắt thường do Filler gây ra gồm:

  • Má bị lệch hoặc chảy xệ xuống
  • Má sưng tấy, bầm tím, có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Tắc nghẽn mạch khiến da ở má nổi các mạch máu nhỏ
  • Xuất hiện u cục ở má hoặc các vị trí gần má
Xuất hiện u cục ở má hoặc các vị trí gần má sau tiêm Filler
Xuất hiện u cục ở má hoặc các vị trí gần má sau tiêm Filler

Đi kèm những hiện tượng này có thể là cảm giác ngứa ngáy, đau nhức khó chịu. Cơn đau dai dẳng có thể ảnh hưởng tới tâm lý và tính cách của bạn. Do vậy, khi phát hiện ra những biến chứng lạ, bạn nên tới bệnh viện uy tín khám. Dựa vào tình trạng tổn thương trên da, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tiêm tan Filler hoặc nạo vét Filler.

Trường hợp có thể tiêm tan Filler là người đã tiêm chất làm đầy có chứa HA. Còn những đối tượng tiêm Filler không chứa HA hoặc tiêm tan không hiệu quả thì bắt buộc cần phẫu thuật nạo vét Filler.

Tiêm tan Filler để xử lý biến chứng do chất làm đầy kém chất lượng gây ra
Tiêm tan Filler để xử lý biến chứng do chất làm đầy kém chất lượng gây ra

Cách để hạn chế biến chứng khi tiêm FIller vùng má

Để hạn chế tiêm Filler má xảy ra biến chứng, việc bạn cần làm đầu tiên đó chính là chọn những đơn vị thẩm mỹ uy tín. Nơi đây sẽ đảm bảo có các thiết bị y tế mới, được khử khuẩn theo đúng quy trình Bộ Y Tế đặt ra. Điều này sẽ ngăn cản vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Mặt khác, địa chỉ làm đẹp đã được cấp phép sẽ sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, có đủ chứng chỉ hành nghề. Song song với đó, bạn cần chú ý tới những việc sau đây:

Dùng Filler chính hãng, chất lượng cao

Nguồn gốc Filler ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả làm đẹp. Với mặt hàng kém chất lượng khi đưa vào cơ thể sẽ tạo ra phản ứng đào thải tự nhiên của cơ thể. Phản ứng càng mạnh mẽ, các biến chứng trên mặt càng nặng. Do vậy, bạn chớ vội tin những lời quảng cáo ngon ngọt về Filler giá rẻ trên mạng vì 1CC Filler chính hãng sẽ có giá từ 2.500.000 – 10.000.000 VNĐ.

Filler chất lượng có mức giá tương đối cao
Filler chất lượng có mức giá tương đối cao

Trước khi mua Filler, bạn cần đọc kỹ giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra vỏ hộp và hạn sử dụng. Nếu bao bì cũ kỹ, bị rách, chữ mờ, hình ảnh nhạt màu thì tuyệt đối không mua sản phẩm này.

Vệ sinh má đúng cách sau tiêm Filler

Trong quá trình vệ sinh má sau tiêm Filler, bạn không nên dùng nước nóng rửa mặt vì nhiệt độ cao sẽ làm tan Filler. Việc này sẽ khiến dáng mặt khó giữ được đường nét và kết quả mong muốn.

Không sờ nắm má sau tiêm Filler

Filler cần khoảng 1 tuần để ổn định trong da nên trong thời gian này bạn cần hạn chế việc sờ lên má. Sau thời gian này, bạn cũng không nên sờ nắn má quá nhiều vì có thể khiến Filler tràn sang các vùng xung quanh như mắt, mũi, môi,… Khi ngủ bạn cũng không nên để gối hoặc vật nặng đè lên mặt. Tư thế ngủ sấp úp mặt xuống gối cũng không được khuyến khích đối với người vừa tiêm Filler má.

Tránh những thực phẩm có thể tạo sẹo

Trong 2 – 4 tuần kể từ khi tiêm Filler má, bạn cần kiêng những món có thể tạo sẹo như:

  • Trứng
  • Thịt gà
  • Thịt bò
  • Rau muống
  • Đồ ăn làm từ nếp
  • Món cay nóng nhiều ớt
  • Đồ ăn quá dai hoặc cứng
  • Cà phê hoặc nước uống chứa cồn như rượu, bia

Không sử dụng rượu bia sau tiêm Filler vùng má

Thuốc lá cũng nằm trong danh sách cấm sử dụng sau tiêm Filler vùng má. Lượng Nicotin trong thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kích ứng da sau tiêm Filler.

Che chắn cẩn thận khi ra đường

Một lưu ý quan trọng sau khi tiêm Filler ở má là cần đeo khẩu trang khi ra đường. Chiếc khẩu trang nhỏ này sẽ giống như một tấm lá chắn cản bụi bẩn và hạn chế ảnh nắng tiếp xúc với da gây mẩn đỏ. Đồng thời, trong thời gian chờ Filler ổn định, bạn cũng không nên makeup.

Tiêm Filler má đảm bảo độ an toàn cao, không gây đau hoặc chảy máu trên da. Quan trọng nhất là bạn cần tới những đơn vị làm đẹp đã được cấp phép sử dụng Filler vào làm đẹp. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ bớt lo lắng và có thêm lựa chọn trẻ hóa gương mặt cho bản thân.

>>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan