banner tháng 6

Vết thương hở ăn tôm được không? Kiêng bao lâu thì được ăn tôm?


Hải sản là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người và hầu như không thể thiếu trên mâm cơm người Việt. Tuy nhiên, tối kỵ hàng đầu cần phải kiêng cữ cẩn thận của vết thương hở chính là hải sản. Vậy vết thương hở ăn tôm được không và nên kiêng những thực phẩm nào để vết thương nhanh lành? Tất cả sẽ được các chuyên gia của phẫu thuật thẩm mỹ mặt bật mí ở bài viết dưới đây.

Da bị tổn thương do các tác động bên ngoài môi trường như tai nạn, té ngã
Da bị tổn thương do các tác động bên ngoài môi trường như tai nạn, té ngã

Thành phần dinh dưỡng của tôm

Trước khi giải đáp câu hỏi vết thương hở ăn tôm được không thì hãy cùng tìm hiểu sơ lược về thành phần dưỡng chất bên trong tôm. Tôm thuộc loại hải sản được sử dụng rất phổ biến trên mỗi bữa ăn. Thực phẩm này có cách chế biến đa dạng, ngon miệng được nhiều người yêu thích. Hơn hết, tôm có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi có sức khoẻ của chúng ta.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, tôm sở hữu hơn 20 loại khoáng chất và vitamin thiết yếu như vitamin B12, magie, kẽm, kali, canxi, …Ngoài ra, tôm còn có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể với lượng calo thấp ngăn chặn béo phì.

Bên cạnh đó, tôm có khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh lý hiệu quả như bệnh về tim mạch, ung thư do chứa hàm lượng cao các chất selen, iot, acid béo,…Hơn thế một số thành phần của thực phẩm này, còn có tác dụng đáng kể trong việc chống oxy hóa, ngăn chặn quá trình hình thành nếp nhăn trên cơ thể.

Tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ
Tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ

Đồng thời, hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong tôm có thể bảo vệ cơ thể trẻ, khỏe theo thời gian. Chính vì những công dụng vượt trội trên, tôm được sử dụng phổ biến với đa dạng trong cách chế biến khiến nhiều người yêu thích. Vậy trong trường hợp cơ thể xuất hiện vết thương hở ăn tôm được không?

Bị vết thương hở ăn tôm được không? Có gây nên sẹo lồi hay không?

Theo các chuyên gia, mặc dù tôm có hàm lượng dưỡng chất dồi dào nhưng lại không nên ăn khi cơ thể có vết thương hở. Bởi vì, hải sản như tôm có đặc tính hàn rất cao, có thể khiến vết thương xuất hiện các biến chứng như:

  • Sưng tấy: Tôm có thể gây kích ứng mạnh khiến xung quanh miệng vết thương bị sưng đau kèm theo mẩn đỏ, thậm chí có thể xuất hiện lở loét kéo dài thời gian phục hồi.
  • Ngứa ngáy: Thành phần protein trong tôm tương đối cao sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen nhanh. Do đó, sẽ gây ngứa vết ngáy, mẩn đỏ dẫn đến sự khó chịu quanh miệng vết thương.
  • Sẹo lồi: Cũng chính hàm lượng protein trong tôm gây nên hiện tượng sản sinh collagen quá mức. Điều này khiến vết thương xuất hiện sẹo lồi mất thẩm mỹ sau khi vết thương lành.
Ăn tôm khiến cho vết thương bị sưng kèm theo mưng mủ
Ăn tôm khiến cho vết thương bị sưng kèm theo mưng mủ

Vết thương hở sau bao lâu thì được ăn tôm?

Theo các khuyến cáo từ chuyên gia, người có vết thương hở trên cơ thể nên kiêng ăn tôm từ 3-4 tuần, nhằm đảm bảo vết thương đã hồi phục. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa lành hoặc dữ và tình trạng vết thương của mỗi người sẽ có thời gian kiêng tôm khác nhau.

  • Đối với người có vết thương hở do các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ khuyến cáo nên kiêng tôm ít nhất một tháng nhằm bảo đảm vết thương đã khép miệng và hồi phục.
  • Đối với người có vết thương hở lớn do tai nạn hay phẫu thuật chữa bệnh, sinh con nên kiêng ăn tôm từ 2-3 tháng cho đến khi vết thương đã hoàn toàn bình phục.

Ngoài ra, một số người có cơ địa không lành tính có thể thời gian hồi phục vết thương sẽ diễn ra lâu hơn. Do đó, có thể kiêng tôm từ 2-3 tháng để chắc chắn không xảy ra các biến chứng không như mong đợi.

Cần tránh ăn tôm ít nhất 1 tháng để đảm bảo không xảy ra các biến chứng
Cần tránh ăn tôm ít nhất 1 tháng để đảm bảo không xảy ra các biến chứng

Một số thực phẩm nên kiêng khi có vết thương hở

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương. Có lẽ vì thế, không chỉ thắc mắc vết thương hở ăn tôm được không thì còn rất nhiều câu hỏi về các loại thực phẩm khoái khẩu khác.

Nhằm hỗ trợ mọi người có đầy đủ kiến thức để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nội dung dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thực phẩm nên kiêng khi có vết thương hở.

  • Rau muống: xếp hàng đầu trong những thực phẩm nên kiêng khi có vết thương hở. Thành phần rau muống có thể kích thích cơ thể tăng sinh tế bào collagen quá mức gây nên các vết sẹo lồi mất thẩm mỹ.
  • Hải sản: Ngoài kiêng tôm, các loại hải sản khác cũng được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn khi có vết thương hở. Thành phần protein dồi dào sẽ khiến vết thương xuất hiện sẹo lồi trên bề mặt.
  • Thịt gà: Dưỡng chất dồi dào nhưng gà lại có tính nhiệt có thể khiến vết thương bị kích ứng gây sưng đau, mưng mủ, xuất hiện sẹo lồi xấu và kéo dài thời gian phục hồi vết thương.
  • Thực phẩm từ nếp: Xôi và các loại bánh từ nếp đặc biệt phải kiêng cữ cẩn thận khi có vết thương hở. Đặc tính nóng của nếp có thể khiến vết thương xuất hiện biến chứng như lở loét, mưng mủ,…
Nên kiêng gà và xôi khi cơ thể có vết thương hở
Nên kiêng gà và xôi khi cơ thể có vết thương hở

Ăn gì giúp vết thương mau lành

Ngoài kiêng các thực phẩm đúng cách, bạn có thể tăng cường bổ sung một số thực phẩm khác chứa dưỡng chất có lợi nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

  • Chất đạm: Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh collagen bù đắp thiếu hụt cho vết thương. Có thể nạp đạm vào cơ thể thông qua các thực phẩm như các loại hạt, thịt nạc, đậu, cá,…
  • Vitamin: Tăng cường nạp các thực phẩm rau ngót, cà rốt, đu đủ, bưởi,… để cung cấp vitamin E, C, B tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời thúc tiến quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn.
  • Kẽm: Tăng cường cung cấp kẽm cho cơ thể nhằm thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen lấp đầy lỗ hở của vết thương. Một số thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, măng tây, đậu hà lan,…
Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa kẽm để hỗ trợ vết thương nhanh lành
Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa kẽm để hỗ trợ vết thương nhanh lành

Hướng dẫn cách chăm sóc vết thương hở đúng cách

Ngoài chế độ dinh dưỡng, quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cách chăm sóc. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết thương không xảy ra biến chứng và nhanh hồi phục hơn. Một số lưu ý chăm sóc vết thương như sau:

  • Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lí 2-3 lần/ ngày để ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập gây tổn thương.
  • Không chạm, gãi, tác động mạnh vào vết thương vì có thể gây tổn thương các tế bào da vừa hình thành và cản trở quá trình hồi phục của vết thương.
  • Tránh vết thương bị ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên các biến chứng không mong muốn.
  • Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn hình thành gây lở loét, sưng đỏ,…

Vết thương hở ăn tôm được không đã được bài viết trên giải đáp cụ thể. Hãy cố gắng kiêng tôm và một số thực phẩm như đã nói ở trên ngăn chặn các biến chứng hình thành gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, cần chú ý nạp thêm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và chăm sóc vết thương đúng cách nhằm giúp vết thương nhanh hồi phục.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan