Thành phần dinh dưỡng có trong măng vô cùng phong phú nên món ăn này rất được ưa chuộng. Trong Đông Y, ăn măng còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh. Vậy, khi cơ thể có vết thương hở ăn măng được không? Với câu hỏi này, các chuyên gia của phauthuatthammymat.com.vn sẽ có những chia sẻ dưới đây.
Vết thương hở ăn măng được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những ai có vết thương hở trên cơ thể KHÔNG NÊN ăn măng. Bởi việc ăn măng có thể gây dị ứng xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, ngứa ngáy… ảnh hưởng đến vết thương hở.
Được biết, măng là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất xơ, vitamin, amino axit, sắt, canxi, kẽm, selen… giúp cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể, ngăn chặn táo bón và ung thư. Dù vậy, măng cũng được xếp vào danh sách các loại thực phẩm gây ngộ độc rất nguy hiểm.
Trong măng có chứa cellulose, axit oxalic, khi gặp các khoáng chất khác như sắt, kẽm, canxi sẽ gây ra chứng khó tiêu, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, măng chứa độc tố cyanide, glucozit… có thể gây ngộ độc và tử vong nếu chế biến không đúng cách và ăn quá nhiều.
Ăn măng có bị sẹo lồi không?
Bên cạnh câu hỏi vết thương hở ăn măng được không cũng có nhiều người thắc mắc ăn măng có bị sẹo lồi. Về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chưa có bằng chứng nghiên cứu nào chứng minh ăn măng bị sẹo lồi. Tuy nhiên, ăn măng có thể gây dị ứng cơ thể tác động đến vết thương dẫn đến quá trình phục hồi làn da bị chậm lại.
Những ai sau khi phẫu thuật trên cơ thể có vết thương hở lớn hoặc té ngã cần tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây kích ứng. Vì vậy, mặc dù măng không trực tiếp gây ra sẹo lồi nhưng cũng cần kiêng cữ để phòng ngừa những diễn biến xấu trong giai đoạn dưỡng thương.
Thời gian kiêng ăn măng khi có vết thương hở
Thời gian kiêng ăn măng khi có vết thương hở sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đối với những vết thương nhỏ, nhanh lành lại thông thường khoảng 2 tuần có thể ăn măng hoặc các món ăn khác. Đối với trường hợp có vết thương hở lớn, thời gian phục hồi kéo dài hơn 3 – 4 tuần nên kiêng ăn măng lâu hơn.
Lưu ý: Các bạn chỉ nên ăn măng khi vết thương đã lành lại, không còn bị sưng đau, chảy máu. Hãy thay thế măng bằng những thực phẩm khác có lợi cho cơ thể hơn như các loại rau xanh đậm, cải xoăn, cần tây, ớt chuông, cà rốt, cà chua…
Lỡ ăn măng khi bị vết thương hở có sao không?
Nhiều bạn không biết bị vết thương hở ăn măng được không và lỡ ăn nên rất lo lắng. Với trường hợp này, các bạn không cần quá bận tâm, bởi ăn một ít măng cũng không gây nguy hiểm lớn đến vết thương.
Trong quá trình chế biến, măng được luộc qua nhiều nước làm giảm bớt các độc tố và cũng phần nào giảm nguy cơ gây dị ứng. Do đó, nếu chỉ ăn số lượng ít thì không hẳn gây nguy hại đến vết thương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và vết thương nên kiêng ăn tuyệt đối.
Những lưu ý nên biết khi ăn măng
Như đã nêu trên, măng chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nhưng cũng có chất độc gây nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, khi ăn măng cần lưu ý một số điều như sau:
- Rửa măng thật sạch rồi luộc khoảng 30 phút, sau đó rửa lại với nước khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ độc tố cyanide.
- Có thể loại bỏ độc tố trong măng bằng cách ngâm măng với nước vo gạo khoảng 2 ngày rồi rửa sạch mới chế biến thành các món ăn.
- Trong măng tươi có nhiều chất xơ nên chỉ ăn với số lượng vừa phải, ăn nhiều sẽ gây khó tiêu, bít tắc đường ruột.
- Hạn chế ăn măng ngâm với giấm, bởi cách chế biến này thường không loại bỏ được các độc tố trong măng gây ngộ độc rất cao.
- Không nên ăn măng cùng với những thực phẩm như gan heo, đường nâu, trái sơn trà…, các chất có trong măng sẽ làm giảm đi một số chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm này.
- Những đối tượng không nên ăn măng như phụ nữ mang thai, bị đau dạ dày, suy nhược cơ thể, gãy xương, bệnh thận, bệnh gout…
Vết thương hở cần kiêng những loại thực phẩm gì?
Ngoài thắc mắc vết thương hở ăn măng được không, còn một số thực phẩm cần kiêng tương tự như măng. Cụ thể, những thực phẩm cấm kỵ như hải sản, thịt gà, thịt bò, đồ nếp, rau muống, đồ ăn ngọt, cà phê, chất kích thích, thức ăn cay nóng…
Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học trong quá trình chăm sóc vết thương và kiêng ăn khoảng 2 – 3 tuần cho đến khi phục hồi. Mặt khác, các bạn chú ý đến việc vệ sinh và băng bó vết thương cẩn thận nhằm tránh bị viêm nhiễm.
Các bạn đã có câu trả lời đúng nhất cho vấn đề vết thương hở ăn măng được không, tuy không ăn được nhưng còn nhiều thực phẩm khác thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Vẫn còn vô vàn các thực phẩm khác có hại, các bạn nên tìm hiểu thêm và hãy cố gắng kiêng cữ!
Bình luận