banner tháng 4

Vết thương hở ăn mắm tôm được không? Tại sao?


Theo các chuyên gia, khi cơ thể có vết thương hở thường không được ăn những thực phẩm có tính tanh như tôm, mực, cua, hàu,…vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương. Do đó nhiều người thắc mắc rằng vết thương hở có được ăn thực phẩm có nguyên liệu từ tôm như mắm tôm không. Vậy vết thương hở ăn mắm tôm được không? Câu trả lời sẽ được phauthuatthammymat.com.vn bật mí ở bài viết dưới đây.

Mắm tôm thuộc top nước chấm được nhiều người yêu thích
Mắm tôm thuộc top nước chấm được nhiều người yêu thích

Vết thương hở ăn mắm tôm được không?

Bạn hoàn toàn có thể ăn mắm tôm khi cơ thể có vết thương hở. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với một lượng vừa phải vì mắm tôm được chế biến từ tôm sống. Những người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, dễ bị sẹo thâm, sẹo lồi thì nên kiêng mắm tôm đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trước khi sử dụng mắm tôm để tránh xuất hiện các biến chứng kéo dài thời gian phục hồi vết thương.

  • Chỉ nên ăn một lượng mắm tôm vừa đủ để tránh tính hàn bên trong tôm gây nên các biến chứng không mong muốn.
  • Trước khi ăn mắm tôm nên kiểm tra và đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần an toàn, cơ sở thực hiện uy tín nhằm tránh hàng kém chất lượng gây viêm nhiễm khiến vết thương lâu phục hồi.
  • Mắm tôm có thể gây tình trạng ngộ độc, tiêu chảy cho những người có hệ tiêu hoá kém, yếu bụng dẫn đến sức đề kháng giảm ảnh hưởng quá trình hồi phục vết thương.
 Lưu ý sử dụng mắm tôm đúng cách để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe
Lưu ý sử dụng mắm tôm đúng cách để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe

Vết thương hở ăn mắm tôm có bị sẹo thâm, sẹo lồi?

Theo một số phân tích từ các chuyên gia, mắm tôm chiết xuất từ quá trình ủ và lên men tôm sống. Hàm lượng protein dồi dào của tôm có thể kích thích cơ thể sản sinh collagen quá mức gây nên tình trạng sẹo lồi mất thẩm mỹ. Ngoài ra, trong quá trình lên men mắm tôm sẽ hình thành các axit amin tyrosine có thể chuyển hóa thành melanin làm gây nên thâm sạm vết thương.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều sử dụng mắm tôm làm nước chấm phụ thêm trong các bữa ăn nên thực tế hàm lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày rất ít. Do đó, nếu ăn một lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ thì việc ăn mắm tôm hoàn toàn không gây hình thành sẹo thâm, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Nếu ăn nhiều mắm tôm có thể dẫn đến hình thành sẹo lồi
Nếu ăn nhiều mắm tôm có thể dẫn đến hình thành sẹo lồi

Những lưu ý ăn mắm tôm khi có vết thương hở

Tuy vết thương hở có thể ăn mắm tôm bình thường nhưng theo các bác sĩ vẫn có một số trường hợp xảy ra các biến chứng do sử dụng mắm tôm sai cách. Cụ thể những lưu ý trong cách sử dụng được các chuyên gia tổng hợp như sau:

  • Nguồn gốc mắm tôm: Thị trường thực phẩm hiện nay đã không còn xa lạ với hiện tượng chế biến các thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh. Do đó nên chọn mua mắm tôm từ những thương hiệu uy tín, đảm bảo vệ sinh, thành phần, nguồn gốc xuất xứ,..Nhằm đảo bảo an toàn cho sức khỏe và vết thương.
  • Cách pha chế: Hầu hết mọi người thường thêm ớt, tỏi, tiêu vào mắm tôm để tăng thêm hương vị, tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, độ cay nồng của chúng có thể khiến vết thương bị mưng mủ, sưng đau, đỏ bỏng,…dẫn đến kéo dài thời gian phục hồi của vết thương.
  • Liều lượng: Như đã phân tích ở trên, mắm tôm có thể gây sẹo lồi, sẹo thâm nếu dung nạp lượng quá lớn vào cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thi thoảng trong một vài bữa ăn hoặc có thể kiêng cữ hoàn toàn cho đến khi vết thương khép miệng nhằm đảm bảo không xảy các biến chứng sẹo lồi, sẹo thâm xấu xí.
Lựa chọn mắm tôm có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh
Lựa chọn mắm tôm có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh

Vết thương hở có nên ăn mắm

Liên quan đến câu hỏi vết thương hở ăn mắm tôm được không? Thì vẫn còn rất nhiều thắc mắc quay quanh các loại mắm khác. Cụ thể như nước mắm nguyên chất, mắm nêm, mắm ruốc,…

Có nên ăn nước mắm khi có vết thương hở?

Khi cơ thể có vết thương hở bạn hoàn toàn có thể ăn nước mắm mà không lo ngại gây nên các biến chứng không mong muốn. Đa phần, nước mắm trên thị trường hiện nay đều đã trải qua quá trình kiểm nghiệm của bộ an toàn thực phẩm nên có thể đảm bảo an toàn vệ sinh.

Ngoài ra, nước mắm được làm từ các loại cá như cá cơm, cá thu, cá nục,… đều là những loại cá có thành phần dinh dưỡng tốt cho quá trình phục hồi vết thương. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn nước mắm quá nhiều vì vị mặn của mắm có thể ảnh hưởng đến thận và kéo dài thời gian hồi phục vết thương.

Có thể ăn nước mắm bình thường khi cơ thể có vết thương hở
Có thể ăn nước mắm bình thường khi cơ thể có vết thương hở

Vết thương hở có nên ăn mắm nêm không?

Một loại mắm khác cũng liên quan được nhiều người thắc mắc là mắm nêm. Theo các chuyên gia, bạn có thể sử dụng mắm nêm nhưng không nên lạm dụng như một món chính hằng ngày.

Nguyên liệu chế biến mắm nêm là các loại cá biển ủ cũng với muối. Quá trình ủ sống nên cần sử dụng từ những thương hiệu uy tín nhằm tránh gây bất lợi cho sức khoẻ và kết quả hồi phục của vết thương. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận có thể loại bỏ mắm nêm khỏi thực đơn ăn uống cho đến khi vết thương hoàn toàn hồi phục.

Bị vết thương hở được ăn mắm ruốc?

Khi cơ thể đang trong thời kỳ nhạy cảm vì các vết thương hở hoặc mới trải qua phẫu thuật thì không nên ăn mắm ruốc. Vì theo nhận định của các chuyên gia, mắm ruốc có thành phần gây kích ứng mạnh. Loại mắm này có thể khiến một số người khoẻ mạnh bị ảnh hưởng hệ miễn dịch gây nên tiêu chảy, mất nước,…

Đặc biệt, vết thương hở sẽ khiến sức đề kháng cơ thể suy yếu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn khi ăn mắm ruốc. Do đó, hãy cố gắng kiêng mắm ruốc ít nhất 2 tuần để không gây nên các biến chứng sưng đau, sẹo thâm, sẹo lồi, kéo dài thời gian phục hồi,…

Nên kiêng mắm ruốc ít nhất 2 tuần để đảm bảo vết thương hoàn toàn bình phục
Nên kiêng mắm ruốc ít nhất 2 tuần để đảm bảo vết thương hoàn toàn bình phục

Thực phẩm hỗ trợ vết thương nhanh hồi phục

Ngoài kiêng cữ thích hợp thì tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp vết thương nhanh lành. Một số nhóm chất cần bổ sung thêm cho cơ thể như sau:

  • Chất đạm: Đạm là chất dinh dưỡng chủ yếu giúp cơ thể tăng sinh collagen lấp đầy vết thương hở. Có thể tăng cường cung cấp đạm bằng các thực phẩm như thịt heo nạc, các loại đậu,…nhằm giúp vết thương nhanh chóng khéo miệng.
  • Các loại vitamin E, C, B: Vitamin là dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống lại các tác động từ môi trường. Đồng thời, có thể kháng khuẩn, kháng viêm, giúp vết thương mau chóng phục hồi. Một số loại thực phẩm giàu Vitamin E, C, B như rau ngót, bưởi, đu đủ, diếp cá,…
  • Bổ sung kẽm, sắt: Một số thực phẩm giàu kẽm, sắt như các loại hạt, bánh mì, ngũ cốc, thịt, gan, sữa, phô mai,…có thể tăng cường tái tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài.

Vấn đề vết thương hở ăn mắm tôm được không đã được bài viết trên tổng hợp và giải thích chi tiết. Ngoài ra, bạn cần chú ý trong việc sử dụng một số loại mắm và những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung cho cơ thể. Nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường xảy ra trên vết thương, thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan