banner tháng 4

Tiêm má baby có hại không? 04 biến chứng thường gặp sau tiêm


Tiêm má baby là phương pháp làm đẹp hiện đại, đang thu hút sự chú ý với khả năng kiến tạo khuôn mặt đầy đặn và quyến rũ. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn tò mò và lo lắng về câu hỏi tiêm má baby có hại không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về tiêm má baby để đảm bảo an toàn cho quá trình làm đẹp.

Tiêm má baby có hại không?

Tiêm má baby là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật dao kéo, thu hút sự chú ý của nhiều bạn tìm kiếm giải pháp làm đẹp nhanh chóng và ít đau đớn. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn đặt câu hỏi tiêm má baby có hại không? Câu trả lời là tiêm má baby rất an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ an toàn khi đảm bảo các yếu tố về chất lượng filler, kỹ thuật tiêm và cơ sở thực hiện quá trình này.

Tiêm má baby rất an toàn nếu bạn lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
Tiêm má baby rất an toàn nếu bạn lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín

Ngược lại, nếu quá trình tiêm má baby không đáp ứng đủ 3 yếu tố nêu trên thì phương pháp rất an toàn này sẽ trở thành một phương pháp vô cùng nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe của bạn.

Đánh giá độ an toàn của quá trình tiêm má baby

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm má baby có an toàn không, phauthuatthammymat.com.vn chia sẻ đến bạn một số thông tin để đánh giá mức độ an toàn của quá trình tiêm filler má baby.

Chất lượng sản phẩm filler

Điều quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn của thủ thuật tiêm má baby là sử dụng sản phẩm filler chất lượng từ các nơi đáng tin cậy. Bác sĩ nên lựa chọn sản phẩm có chứa thành phần an toàn và được FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận.

Chất lượng sản phẩm filler ảnh hưởng đến mức độ an toàn của quá trình tiêm má baby
Chất lượng sản phẩm filler ảnh hưởng đến mức độ an toàn của quá trình tiêm má baby

Ngược lại, nếu sử dụng chất làm đầy kém chất lượng có thể gây ra các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, thậm chí dẫn đến các vấn đề biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và da của bạn.

Kỹ thuật tiêm của bác sĩ

Kỹ thuật tiêm của bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm rủi ro và đảm bảo kết quả an toàn. Sự chính xác trong việc xác định vùng tiêm, góc độ của kim, giúp giảm thiểu nguy cơ tác động phụ lên vùng má như sưng, đau và nổi mẩn.

Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao giúp giảm tình trạng sưng đau trên vùng tiêm má baby
Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao giúp giảm tình trạng sưng đau trên vùng tiêm má baby

Một số bác sĩ còn sử dụng các phương pháp giảm đau như sử dụng kem tê da hoặc chọn đúng góc tiêm để giảm áp lực, đau nhức cho khách hàng và giúp quá trình thực hiện thủ thuật diễn ra dễ dàng hơn.

Cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy và chất lượng tốt

Lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín sẽ đảm bảo bạn được phục vụ bởi những chuyên gia thẩm mỹ có kinh nghiệm và hiểu biết chuyên sâu. Những cơ sở này thường tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn và vệ sinh, giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng và vấn đề sức khỏe.

Để đánh giá mức độ uy tín của viện thẩm mỹ, bạn có thể xem xét các yếu tố như cấp phép hoạt động, danh tiếng của cơ sở và những đánh giá từ khách hàng trước đó.

Tác dụng phụ thường xuất hiện sau khi tiêm má baby

Khi tiêm má baby, mặc dù thủ thuật này mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ, nhưng cũng có thể xuất hiện một số tác dụng phụ thường gặp như sau:

Gò má bị sưng đỏ nhẹ sau khi tiêm má baby
Gò má bị sưng đỏ nhẹ sau khi tiêm má baby
  • Tình trạng đỏ, sưng hoặc đau nhẹ ở vùng tiêm ngay sau quá trình tiêm filler má baby. Đây là biểu hiệu tự nhiên của cơ thể khi có sự can thiệp vào da và thường thuyên giảm sau khoảng 1 – 2 ngày.
  • Có thể xuất hiện những đốm đỏ nhỏ hoặc các vết bầm nhẹ tại nơi tiêm, do việc xâm lấn vào các mạch máu nhỏ và thường không đe dọa đến sức khỏe của bạn.
  • Nếu bạn gặp phải tình trạng bị ngứa, sưng nặng hoặc khó thở. Hãy ngay lập tức tìm đến bác sĩ thẩm mỹ của bạn để được tư vấn và đưa ra giải pháp khắc phục.

Những biến chứng thường gặp sau tiêm filler má baby

Bên cạnh việc tìm hiểu tiêm má baby có hại không, nhiều bạn cũng lo ngại về các biến chứng có thể xuất hiệu sau khi tiêm. Biết được điều đó, phauthuatthammymat.com.vn chia sẻ một số biến chứng thường gặp dưới đây:

Phản ứng dị ứng

Mặc dù, các chất filler thường được chọn lọc kỹ lưỡng để giảm thiểu khả năng gây kích ứng, nhưng vẫn có trường hợp một số bạn dị ứng mạnh với các thành phần trong filler, gây ra các dấu hiệu như sưng, đỏ, ngứa, phát ban, khó thở,….Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp tình trạng này sau khi tiêm má.

Viêm và nhiễm trùng da

Viêm nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp sau tiêm filler má baby, có thể dẫn đến hoại tử mô da và để lại sẹo cao. Nguyên nhân là do trong quá trình tiêm không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng filler kém chất lượng. Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu như sưng nhiều, loét da, sốt,… hãy đến tìm ngay bác sĩ thẩm mỹ của bạn.

Biến chứng gò má bị nhiễm trùng, hoại tử mô da khi tự tiêm filler má baby
Biến chứng gò má bị nhiễm trùng, hoại tử mô da khi tự tiêm filler má baby

Gương mặt bị biến dạng sau khi tiêm má baby

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là khả năng biến dạng gương mặt sau khi tiêm má baby. Nếu lượng filler được sử dụng không đúng hoặc kỹ thuật tiêm không chính xác, khu vực tiêm có thể trở nên không đều, gây ra tình trạng gương mặt bị sưng nhẹ hoặc méo mặt hoàn toàn.

Tổn thương dây thần kinh

Trong một số trường hợp hiếm gặp, quá trình tiêm filler có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh ở vùng tiêm. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như đau và khó khăn trong việc di chuyển miệng, chuột rút cơ hoặc thậm chí là mất cảm giác ở khu vực tiêm má.

Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về tiêm má baby có hại không? Đồng thời, đưa ra một số biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm má để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thủ thuật này.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan