banner tháng 6

Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao? Có đáng lo ngại không?


Để sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ, tiêm filler là lựa chọn phổ biến của hội chị em mê làm đẹp hiện nay. Tuy nhiên, nếu lỡ tiêm filler môi bị bầm tím thì phải làm sao, trường hợp này có đáng lo ngại không, khắc phục như thế nào là lo lắng của nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn có được lời giải chính xác và hữu ích nhất. Tham khảo ngay nhé!

Tiêm filler môi bị bầm tím có nghiêm trọng không?

Filler có tác dụng làm đầy, chính vì vậy được ứng dụng để tạo hình môi trái tim rất thịnh hành. Tuy nhiên, nếu tiêm filler môi bị bầm tím thì đây cũng là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm.

Tiêm filler môi bị bầm tím là hiện tượng thường gặp ở nhiều người
Tiêm filler môi bị bầm tím là hiện tượng thường gặp ở nhiều người

Da môi là vùng da nhạy cảm nên khi kim tiêm tác động vào hệ thống mao mạch nhỏ yếu, dễ gây đứt gãy, dẫn đến tình trạng da môi thâm sạm đi, bầm tím rõ rệt tại vị trí tiêm filler.

Trường hợp bầm tím sau tiêm filler môi là phản ứng tự nhiên khi mô mềm trên môi bị tổn thương, không đáng ngại. Sẽ cần khoảng 10 – 5 ngày, các vết bầm tím sẽ được tái tạo, cải thiện sắc môi nhờ các thực bào trong cơ thể. Nhưng nếu, bầm tím kết hợp thêm các triệu chứng khác như: đau nhức, nóng rát khó chịu, mẩn đỏ, gây ngứa trên môi,…kéo dài hơn 48 giờ, thì hãy cảnh giác ngay vì đây được xem là biến chứng nguy hiểm.

Tiêm filler môi bị bầm tím phải làm sao?

Bầm tím sau tiêm filler môi phải xem xét theo 2 dạng: phản ứng tự nhiên và biến chứng nguy hiểm. Nếu đây chỉ là bầm tím bình thường thì bạn có thể kết hợp ăn uống, chế độ chăm sóc phù hợp để môi nhanh hồi sắc, đạt độ căng mọng đúng tiêu chuẩn.

Nếu trường hợp môi bị bầm tím bất thường thì bạn nên:

  • Thăm khám ngay cùng bác sĩ thực hiện để kiểm tra tình trạng thích ứng của filler.
  • Tìm cách khắc phục phù hợp như: tiêm tan hoặc nạo filler, tránh để tình trạng filler vón cục, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử.
Tiêm giải filler là giải pháp khắc phục môi bị bầm tím bất thường
Tiêm giải filler là giải pháp khắc phục môi bị bầm tím bất thường

Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo, nên chăm sóc, kiêng cử sau tiêm filler môi theo chỉ dẫn sau đây:

  • Hạn chế sờ nắn, massage, xông hơi khi vừa tiêm filler môi.
  • Kiêng dùng son trong khoảng 1 tuần đầu để tránh môi bị dị ứng, mẫn cảm.
  • Tránh chơi các môn thể thao nặng trong 2 tuần đầu sau tiêm.
  • Không nằm sấp, tránh để môi bị tác động bởi ngoại lực vì mới tiêm, filler chưa có tính định hình chắc chắn nên dễ dàng bị lệch so với vị trí được tiêm tạo hình ban đầu.
  • Kiêng các thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn vì dễ làm mạch máu giãn ra, gây sưng tấy hoặc làm vết bầm tím loang ra rộng hơn.
  • Nói không với các thực phẩm gây kích ứng như: đồ nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò,…
  • Uống nhiều nước hơn để tăng cường các trao đổi chất có lợi, giúp môi nhanh cải thiện tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím.
Cần chú ý kiêng cử, chăm sóc sau tiêm filler để sở hữu kết quả ưng ý
Cần chú ý kiêng cử, chăm sóc sau tiêm filler để sở hữu kết quả ưng ý

Cách phòng tránh tiêm filler môi bị bầm tím

Tiêm filler môi bị bầm rất dễ xảy ra nếu làm đẹp tại các địa chỉ thiếu uy tín. Do đó, khách hàng nên có cách phòng ngừa trước và sau khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho mình:

Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng

Khách hàng nên tìm đến những đơn vị thẩm mỹ đã được cấp phép  oạt động. Tại các đơn vị thẩm mỹ này sẽ hạn chế xảy ra biến chứng tiêm filler và đảm bảo kết quả làm đẹp thành công. Để nhận biết được địa chỉ làm đẹp uy tín nên đến, các bạn hãy căn cứ vào các tiêu chí như sau:

Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn, hạn chế bị bầm tím lâu lành
Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín để đảm bảo an toàn, hạn chế bị bầm tím lâu lành
  • Dịch vụ đạt tiêu chuẩn an toàn, được cấp phép thực hiện đảm bảo tuân thủ từng bước chuẩn y khoa.
  • Người thực hiện phải là bác sĩ đã được đào tạo, có giấy phép hành nghề và có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Cơ sở có hệ thống trang thiết bị tiên tiến, có đầy đủ máy móc phục vụ nhu cầu thẩm mỹ.
  • Có nhiều khách hàng đã đánh giá tốt về cơ sở thẩm mỹ, có hình ảnh khách hàng thực hiện thành công.
  • Cơ sở đảm bảo sử dụng filler là hàng chính hãng, được lưu hành trên thị trường.

Không tác động đến môi trong khoảng 2 tuần đầu

Tiêm filler môi bị bầm tím cũng có thể là do tác động đến môi. Vì vậy, sau khi thực hiện xong, trong khoảng 1 – 2 tuần đầu tuyệt đối không nên sờ, nắn hay cắn môi. Nếu tác động mạnh thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng dịch chuyển filler, môi bị sưng và bầm tím lâu phục hồi.

Không trang điểm, sử dụng son môi trong khoảng 1 tuần

Tiêm filler môi xong, khi về nhà không nên sử dụng các loại son môi, bởi lúc này vết kim tiêm chưa phục hồi. Nếu các bạn thoa son hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm làm bám dính lên vết thương thì sẽ bị sưng và nhiễm trùng. Vậy nên, hãy kiêng trang điểm ít nhất 1 tuần đầu sau tiêm filler.

Tiêm filler xong không nên trang điểm, thoa son để tránh bị sưng bầm
Tiêm filler xong không nên trang điểm, thoa son để tránh bị sưng bầm

Không để môi tiếp xúc với nhiệt độ cao

Vùng tiêm filler rất dễ bị ảnh hưởng, có thể bị sưng hoặc bầm tím và làm mất tác dụng của filler khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao. Do đó, khách hàng không nên xông hơi, tắm nước nóng, massage hoặc tiếp xúc với lửa, ánh nắng mặt trời…

Ăn uống khoa học, kiêng cữ theo hướng dẫn

Để tránh tình trạng tiêm filler môi bị bầm tím, khách hàng nên bổ sung các thực phẩm như thịt heo, trái cây, rau củ quả, sữa, đậu hũ…. Đặc biệt, nên uống đầy đủ nước để máu lưu thông. Tuyệt đối nói không với rượu, bia, hút thuốc, kiêng ăn các thực phẩm như hải sản, thịt gà, đồ nếp…

Môi bị bầm tím sau tiêm filler do đâu?

Không phải tất cả mọi trường hợp sử dụng filler để làm đầy môi đều gặp phải tình trạng bầm tím. Vậy nên, chuyên gia giải thích vấn đề này như sau:

Cơ địa mỗi người khác nhau

Cơ địa của người tiêm filler là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định đến việc sau tiêm filler môi có bầm tím hay không, nhanh hay lâu hết bầm. Với người có làn da yếu, khó phục hồi thì cần khoảng thời gian từ 2 -3 tuần mới có thể sở hữu sắc môi tươi tắn, hết bầm tím.

Mức độ sưng bầm sau khi tiêm filler sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người
Mức độ sưng bầm sau khi tiêm filler sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

Nếu nền da khỏe và các quá trình trao đổi chất diễn tốt, thì sau tiêm môi, nhiều người còn không có cả dấu hiệu bầm tím nào, nếu có cũng rất nhanh hết bầm, có thể từ 3 – 5 ngày đã có được màu môi tự nhiên.

Chất lượng filler không đạt yêu cầu

Chọn nhầm địa chỉ làm đẹp khiến nguy cơ tiêm phải filler môi dỏm càng cao. Khi tiêm nhầm những loại filler này, môi dễ gặp tình trạng sạm đen, bầm tím kèm theo các biểu hiện lạ như: sưng đau, ngứa ngáy, nóng rát,… Nếu phát hiện những bất thường, bạn nên liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và xử lý nhanh chóng.

Tay nghề của người tiêm filler

Vì da môi rất nhạy cảm, nên tiêm filler môi bị bầm tím còn do kỹ thuật của người thực hiện. Nếu tay nghề của người làm yếu, dễ làm tổn thương các mô mềm trên môi, nghẽn mạch máu do tiêm nhầm vào các mao mạch,…

Môi nhiễm trùng do quá trình tiêm filler không vô trùng kỹ

Tiêm filler môi tuy không tạo ra vết thương hở quá lớn nhưng vẫn để  gây sưng đau. Nếu dụng cụ sử dụng bao gồm ống kim tiêm hay thiết bị hỗ trợ không được vô trùng tuyệt đối thì rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng,  có thể dẫn đến lở loét, hoại tử vùng tiêm.

Môi trường tiêm filler không đảm bảo khâu vô trùng dẫn đến vết thương nhiễm trùng
Môi trường tiêm filler không đảm bảo khâu vô trùng dẫn đến vết thương nhiễm trùng

Uống thuốc và ăn các thực phẩm có chứa chất chống đông máu

Trước khi tiêm filler, có một số loại thuốc và thực phẩm có chứa thành phần chống đông máu cần ngưng sử dụng khoảng 2 tuần. Nếu không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì có thể làm cho máu bầm tích tụ lâu tan, kéo dài thời gian phục hồi.

Chăm sóc môi sau tiêm sai cách

Cách chăm sóc có ảnh hưởng đến việc tiêm filler môi bị bầm tím. Một số việc làm tuy đơn giản nhưng nếu sai cách sẽ làm cho vùng tiêm sưng đau, lâu lành, chẳng hạn như:

  • Đụng chạm đến môi thường xuyên, nằm ngủ sai cách đè lên môi gây tắc nghẽn tuần hoàn máu dẫn đến bầm tím.
  • Ăn những thực phẩm gây thâm môi, sưng bầm như hải sản, thịt gà, đồ nếp, trứng, rau muống…
  • Chườm đá không cẩn thận làm nước dính lên vết thương dẫn đến sưng đau, lở loét, nhiễm trùng và bầm tím.
  • Sau khi tiêm filler môi, tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm mỹ.
  • Khi vừa mới tiêm filler xong nhưng không nghỉ ngơi mà tập luyện thể thao quá sức cũng khiến cho đôi môi bị tổn thương.
Chăm sóc sai cách, tác động mạnh đến môi thường xuyên dẫn đến sưng bầm
Chăm sóc sai cách, tác động mạnh đến môi thường xuyên dẫn đến sưng bầm

Nhìn chung, tiêm filler môi bị bầm tím không phải là vấn đề nghiêm trọng và rất nhanh phục hồi. Chỉ cần chúng ta tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc tốt cho đôi môi sẽ ngăn chặn được sưng bầm. Nếu có vấn đề thắc mắc chưa rõ, các bạn hãy liên hệ đến Seoul Center qua hotline 1800 3333 để được tư vấn trực tiếp nhé!

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan