Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn? Đây là vấn đề được khá nhiều người băn khoăn khi có ý định “nâng cấp” chiếc mũi thấp, thiếu cân đối của mình. Theo các bác sĩ thẩm mỹ, việc lựa chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn cần phải tùy thuộc vào mức độ khuyết điểm của mũi. Bởi mỗi phương pháp nâng mũi đều mang những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng phauthuatthammymat.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật thẩm mỹ cải thiện cấu trúc của mũi bằng cách tác động chỉnh sửa trực tiếp lên phần sống mũi và thân mũi với sự kết hợp của sụn tự thân và sụn nhân tạo (sụn sinh học). Nâng mũi cấu trúc có thể giúp bạn thay đổi hoàn toàn diện mạo, căn chỉnh lại tỷ lệ mũi so với tổng thể gương mặt.
Tình trạng sống mũi bị tụt, lệch sau tai nạn hay mũi thấp, ngắn bẩm sinh cũng sẽ được khắc phục hoàn toàn và có thể duy trì kết quả vĩnh viễn. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc thay đổi phần lớn cấu trúc mũi đó là tỷ lệ can thiệp “dao kéo” khá cao và cần nhiều thời gian để nghỉ dưỡng.
Vì vậy, trước khi quyết định nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, bạn cần tham khảo thật kỹ lưỡng các luồng ý kiến, chuẩn bị cho mình nguồn lực kinh tế để đảm bảo quá trình thẩm mỹ được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Nâng mũi bọc sụn là gì?
Khác với nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn có tác dụng chính trong việc nâng cao sống mũi và tái định hình chóp mũi nhờ sử dụng sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo.
Sụn tự thân được sử dụng trong phương pháp nâng mũi này có thể được lấy từ sụn vành tai hoặc sụn sườn của chính bạn để đảm bảo mức độ tương thích sinh học tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu không muốn lấy sụn tự thân thì các bác sĩ sẽ sử dụng một loại sụn sinh học cũng được chứng minh về mức độ an toàn cho cơ thể.
Ngoài bọc sụn để cải thiện phần sống mũi, ở phương pháp này, các bác sĩ lót thêm một lớp Megaderm ngoài sống mũi và đầu mũi để đem lại độ mềm mại, tự nhiên hơn cho tổng thể mà không bị lộ sống.
Nâng mũi bọc sụn có thể khắc phục hiệu quả các khuyết điểm mũi thấp, sống mũi không được cao, đầu mũi bóng đỏ hay cải thiện dáng mũi bị hỏng sau khi nâng.
So sánh nâng mũi cấu trúc và nâng mũi bọc sụn
Mặc dù mọi thông tin chi tiết về hai phương pháp nâng mũi đã được đề cập ở phần khái niệm, nhưng để hiểu rõ hơn những điểm khác biệt cơ bản nhất, cùng tham khảo bảng so sánh dưới đây nhé!
Nâng mũi cấu trúc | Nâng mũi bọc sụn | |
Tỷ lệ can thiệp mũi | Có khả năng tái định hình toàn bộ mũi với tỷ lệ thay đổi cao, từ 80% đến 90% | Chỉ can thiệp với một tỷ lệ tương đối vừa phải, từ 20% đến 30% |
Chất liệu nâng mũi | Nâng mũi cấu trúc là sự kết hợp hài hòa giữa hai chất liệu nâng mũi là sụn tự thân và sụn sinh học | Được lựa chọn giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân hoặc cả hai với tỷ lệ sinh tự thân chiếm nhiều hơn. |
Quy trình thực hiện | Khá phức tạp do phải điều chỉnh lại toàn bộ cấu trúc mũi | Quy trình nhanh chóng, đơn giản vì chỉ cần đưa sụn mũi sau khi bóc tách vị trí cần chỉnh sửa. |
Thời gian cho ca phẫu thuật | 60 phút | 45 phút |
Thời gian hồi phục sau thẩm mỹ | Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày và trở nên tự nhiên nhất từ 1 tháng trở đi | Thời gian hồi phục chỉ kéo dài từ 5 đến 7 ngày, đạt mức độ tự nhiên nhất sau 15 ngày. |
Các dáng mũi phù hợp | Phù hợp với hầu hết các đối tượng có khuyết điểm ở mũi cần khắc phục | Chỉ thay đổi chủ yếu các dáng đơn giản như S-line, V-line |
Nên nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bọc sụn?
Để trả lời cho câu hỏi nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì bạn cần dựa vào 3 yếu tố chính sau.
Dựa vào tình trạng mũi để quyết định
Tình trạng mũi quyết định rằng bạn nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, bởi mỗi người đều sở hữu một đặc điểm cấu trúc mũi khác nhau. Nếu vẫn đang cân nhắc nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì bạn cần tìm đến địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm thăm khám và tư vấn.
Như đã đề cập, nâng mũi cấu trúc có khả năng can thiệp vào toàn bộ cấu trúc của mũi nhằm thay đổi hoàn toàn hình dáng mũi để khắc phục các nhược điểm như mũi tẹt, mũi hếch, dị tật bẩm sinh hay hình thành sau tai nạn.
Trong khi đó, nâng mũi bọc sụn về bản chất vẫn giữ nguyên cấu trúc mũi gốc, chỉ bọc thêm phần sụn để giúp mũi trông cao, đầy đặn và thẳng hơn. Nâng mũi bọc sụn thường phù hợp hơn với các trường hợp khuyết điểm mũi không quá nghiêm trọng.
Dựa vào tư vấn của bác sĩ
Bạn không nên là người hoàn toàn quyết định nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi cấu trúc. Bởi các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình sẽ giúp bạn làm điều này. Các bác sĩ cũng sẽ dựa vào đặc điểm cấu trúc mũi, bên cạnh đó làm các xét nghiệm, chẩn đoán về sức khỏe, tâm lý để đảm bảo bạn có đủ điều kiện tham gia phẫu thuật.
Ngoài ra, nếu bạn có sẵn hồ sơ bệnh án hoặc tiền sử bệnh lý để tránh tình trạng dị ứng, biến chứng do cơ thể không tương thích với sụn mới.
Điều kiện tài chính
Bạn có biết, điều kiện tài chính mới là vấn đề lớn nhất quyết định nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn? Nếu bạn lựa chọn công nghệ nâng mũi càng hiện đại, càng tiên tiến thì bạn càng được hưởng đầy đủ các tính năng, đồng nghĩa với mức độ an toàn cao.
Chi phí nâng mũi bọc sụn hiện nay có sự chênh lệch lớn so với nâng mũi cấu trúc. Trong khi nâng mũi bọc sụn có chi phí tầm 20.000.000 đồng/ca thì nâng mũi cấu trúc có thể lên đến 45.000.000 đồng/ca. Vì vậy, tùy vào tình hình tài chính tại thời điểm muốn nâng mũi mà có thể quyết định xem nên lựa chọn phương pháp nào.
Sau khi nâng mũi cần quan tâm đến điều gì?
Dù là nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn, bạn cũng cần có chế độ chăm sóc, giữ gìn mũi mới nâng bằng cách tuân thủ một số lưu ý sau:
Không tác động đến mũi
Ở thời điểm sau khi nâng mũi, bộ phận này sẽ rất dễ bị tổn thương nếu chịu phải tác động trực tiếp. Những động tác tưởng chừng đơn giản như sờ nắn, ngoáy mũi, trang điểm,… cũng có thể khiến sống mũi bị ảnh hưởng. Thậm chí ở mức độ nặng, mũi của bạn sẽ có nguy cơ bị vỡ sụn, lệch cấu trúc và để lại những di chứng không hề nhỏ.
Chính vì lý do này, trong thời gian hồi phục sau khi nâng mũi, bạn cần hạn chế tối đa các hình thức tác động lên vùng mũi. Bạn không nên ngoáy mũi, dụi mũi hay xì mũi kể cả khi bị cảm, dị ứng. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý ngủ ở tư thế thẳng, không đeo kính khi ngủ và tốt nhất là nên sử dụng các loại kính không gọng để hạn chế tối đa áp lực lên vùng sống mũi.
Chườm mát cho mũi
Theo nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc duy trì chườm lạnh trong vòng 48 giờ sau khi nâng mũi sẽ giúp giảm đến 70% tình trạng sưng tấy so với hình thức để mũi tự phục hồi. Chính vì lý do này, chườm mát là một trong các chỉ định của bác sĩ mà bạn cần thực hiện sau khi nâng mũi.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng việc để đá lạnh trực tiếp lên vùng mũi rất nguy hiểm. Việc làm này có thể vô tình làm nhiễm trùng, tổn thương mũi, khiến mũi bị lệch hay gặp phải tình trạng phỏng lạnh. Do đó, hãy dùng khăn mềm để bọc đá lạnh và chườm nhẹ nhàng lên mũi. Mỗi lần chườm lạnh cũng chỉ nên thực hiện trong tối đa 20 phút để đảm bảo hiệu quả mà không bị phỏng lạnh.
Chườm ấm
Ở một số trường hợp, dù đã thực hiện chườm mát trong 2 ngày sau khi nâng mũi mà tình trạng thâm tím vẫn tồn tại trên mũi mà không giảm rõ rệt. Lúc này bạn nên thực hiện chườm ấm để tăng khả năng tuần hoàn máu cũng như trao đổi chất, đồng thời giúp các mô tế bào được thư giãn.
Khi chườm ấm, bạn có thể dùng khăn ấm hay túi chườm nóng để xoa nhẹ lên vùng da bị thâm tím. Đừng quên đảm bảo nhiệt độ khi chườm chỉ ở mức 40 – 50℃, không nên quá nóng để tránh gây ảnh hưởng đến phần mô sụn đang hồi phục.
Quá trình chườm ấm cũng chỉ nên duy trì thực hiện trong tối đa 30 phút/lần. Mỗi lần chườm ấm cũng cần cách nhau tối thiểu 3 tiếng để tránh gây phỏng da ngoài ý muốn.
Chú ý khi vệ sinh vùng mũi
Sau khi nâng mũi, việc mũi bị chảy dịch nhầy hay một chút máu trong những ngày đầu là tình trạng rất thường gặp. Lúc này bạn chỉ cần chú ý thường xuyên thay băng gạc để thấm bớt dịch tiết theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời vệ sinh vùng mũi kỹ lưỡng để mũi không bị nhiễm trùng, lâu hồi phục.
Như đã đề cập ban đầu, bạn cần tránh các tác động trực tiếp vào vùng mũi sau khi nâng mũi. Vì vậy khi vệ sinh mũi, bạn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng, chỉ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi trong 2 ngày sau khi phẫu thuật. Trong vòng 3 tháng sau khi nâng mũi, bạn cũng nên vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, chú ý không sử dụng các loại thuốc xịt khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống sau khi nâng mũi
Cùng với việc vệ sinh, chăm sóc mũi sau khi nâng, chế độ ăn uống cũng là vấn đề quan trọng mà bạn cần chú ý.
Do nâng mũi là một hình thức gây tổn thương và tạo vết thương hở ở vùng mũi nên bạn cần tránh dùng các loại thực phẩm có thể khiến vết thương bị mưng mủ, lâu hồi phục hay gây hình thành sẹo lồi. Những món ăn cụ thể bạn cần kiêng có thể kể đến như hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp, thức ăn nhanh hoặc các món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thức uống như bia, rượu, cà phê,…
Để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn, bạn nên ăn nhiều rau xanh và uống thật nhiều nước để duy trì độ ẩm cũng như tăng khả năng trao đổi chất của cơ thể.
Qua bài viết trên đây, hẳn bạn đã biết được bản thân nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn rồi đó. Hãy cân nhắc thật kỹ về tình trạng của cơ thể cũng như tình hình tài chính, đồng thời chọn một địa chỉ làm đẹp uy tín nhất để áp dụng phương pháp làm đẹp này bạn nhé!
>>> Các bài viết liên quan:
- Thông tin AZ các loại sụn nâng mũi được sử dụng phổ biến hiện nay
- Điểm danh top 9 các loại nâng mũi phổ biến nhất hiện nay
Bình luận