Nâng mũi có được ăn hành không một vấn đề được nhiều chị em tỏ ra bàng hoàng và không dám sử dụng. Có lẽ, hành lá là một loại thực phẩm luôn có mặt trong các món ăn của người Việt Nam. Do vậy, bài viết dưới đây, phẫu thuật thẩm mỹ mặt sẽ chia sẽ rõ hơn về công dụng cũng như là những điều bạn nên biết khi sử dụng hành lá sau đại phẫu nâng mũi.
Công dụng của hành lá
Trước khi bước vào tìm hiểu câu hỏi “nâng mũi có được ăn hành không?” thì hãy cùng điểm qua một số tác dụng mà hành lá mang đến cho sức khỏe như sau:
Hạn chế bệnh ung thư
khi bổ sung nhiều hành lá trong thực đơn hằng ngày sẽ có công dụng giảm khả năng mắc các bệnh liên quan đến ung thư như là ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt,…
Hành hỗ trợ chống đông máu
các hoạt chất có trong hành giúp làm giảm lượng cholesterol có trong máu, từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch và điều hòa huyết áp.
Hệ tiêu hóa hoạt động tốt
ăn nhiều hành giúp đường ruột không bị gián đoạn trong quá trình trao đổi chất, điều này giúp thúc đẩy cơ thể tiêu hóa tốt, chống đầy hơi và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
trong hành có chứa allyl propyl disulfide và crom hai loại hoạt chất giúp hạn chế hấp thụ đường vào cơ thể, tránh được bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Tiểu tiện thuận lợi
hơn hết hành còn có công dụng lợi tiểu bằng cách giữ nước không cho sỏi thận hình thành.
Xương chắc khỏe
Trong hành lá còn chứa hàm lượng vitamin C và vitamin K rất lớn giúp ngăn ngừa lão hóa xương hiệu quả.
Giảm cân an toàn từ hành lá
chất xơ và lượng calo thấp giúp cơ thể giảm thiểu tích tụ năng lượng và giải phóng chất độc ra ngoài cơ thể. Do đó, bạn có thể sử dụng hành kết hợp cùng một số rau củ quả để giảm cân hiệu quả tại nhà.
Sau khi nâng mũi có được ăn hành lá không? Vì sao?
Khi tân trang nhan sắc các chị em đều lo lắng không biết liệu sau khi nâng mũi có được ăn hành không. Các bác sĩ thẩm mỹ cho rằng hành lá được sử dụng rất ít nhằm tạo hương vị cho món ăn nên không ảnh hưởng đến vùng mũi. Ngược lại, hành lá còn mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với việc hồi sức sau hậu phẫu.
Trong hành lá chứa các loại vitamin C, K có công dụng điều hòa lượng máu và thúc đẩy khả năng hấp thụ vitamin B1 giúp các mô cơ hình thành da mới nhanh hơn. Hơn nữa, hành lá còn có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, giải độc gan, sốt, nhiễm trùng hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng riêng biệt hành lá và không nên kết hợp với các gia vị cay nóng như ớt, tỏi,… để tránh gây hắt hơi ảnh hưởng đến cấu trúc của mũi. Chính vì vậy, các món ăn được nấu cùng với hành lá thích hợp nhất đối với bệnh nhân sau khi nâng mũi đó là cháo thịt bằm hành, canh rau củ thêm hành, súp hành,…
Những điều nên biết khi sử dụng hành lá sau nâng mũi
Sau khi đã làm sáng tỏ vấn đề nâng mũi có được ăn hành không thì kết quả nói chung hành lá không có tác dụng gây hại đến vết thương. Nhưng có một số ít trường hợp thường gặp khi sử dụng hành lá bạn nên chú ý. Cụ thể như sau:
- Sau khi ăn hành lá nếu mắc phải tình trạng khó thở, buồn nôn, ngứa ngáy hay là dị ứng thì trường hợp này bạn không nên tiếp tục sử dụng hành lá. Tuy đây chỉ là những dấu hiệu ít gặp phải nhưng nếu bạn cố chấp dùng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Hơn nữa, nếu bạn đang dùng warfarin một loại thuốc có tác dụng đông máu thì nên thận trọng khi kết hợp cùng hành lá. Ngoài ra, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
- Theo góc độ về dinh dưỡng của Đông y học thì hành có tính ấm, do đó nếu ai có cơ địa xấu thì không nên sử dụng nhiều. Vì hành lá làm cho cơ thể bị nhiệt, giảm thị lực và khó toát mồ hôi.
- Đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn thì nên chú ý không nên ăn nhiều hành. Đồng thời, các đối tượng có bệnh lý liên quan đến huyết áp cũng nên hạn chế sử dụng hành.
- Chỉ nên kết hợp hành lá với những thực phẩm chứa thành phần lành tính và tuyệt đối không nên ăn hành cùng với mật ong. Vì hàm lượng axit hữu cơ và enzyme có trong mật ong sẽ tạo phản ứng hóa học cùng với axit amin chứa hoạt chất lưu huỳnh trong hành. Điều này tạo thành chất độc gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ngộ độc.
Một vài lưu ý về chế độ sinh hoạt sau hậu phẫu nâng mũi
Bên cạnh câu hỏi nâng mũi có được ăn hành không, một số chuyên gia khuyên các bệnh nhân sau khi thực hiện cuộc đại phẫu nâng mũi. Bạn cần chú trọng một số chế độ sinh hoạt dưới đây để đảm bảo vết thương nhanh hồi phục.
- Tái khám đúng với lịch trình đã hẹn trước với bác sĩ điều trị để được theo dõi và thăm khám kịp thời.
- Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau đúng liều lượng và được kê đơn sẵn từ bác sĩ.
- Sau 1 ngày thực hiện nâng mũi bạn nên kết hợp chườm lạnh để giảm sưng tấy vết thương, đồng thời không để vùng mũi tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Nên hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy quá trớn vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương mũi sau phẫu thuật.
- Không được nằm sấp người khi ngủ sẽ khiến đầu mũi bị va chạm và gây tổn thương.
- Không sử dụng mỹ phẩm lên vùng mũi và không để mũi tiếp xúc với tia UV của ánh nắng mặt trời.
- Kết hợp vệ sinh vùng mũi kỹ lưỡng bằng nước muối sinh lý cùng tăm bông sạch nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn bám vào.
- Nếu có xảy ra bất kỳ các biến chứng bất thường thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Bài viết trên đã giải đáp mọi thắc mắc về câu hỏi nâng mũi có được ăn hành không và những điều cần lưu ý khi sử dụng hành lá. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hạn chế sự hình thành sẹo sau hậu phẫu nâng mũi tốt nhất.
>>> Các bài viết liên quan:
- Nâng mũi có được ăn cua đồng không? Bỏ túi một vài lưu ý nhỏ
- Nâng mũi có được ăn cà muối không? Lợi ích và tác hại cần biết
- Nâng mũi có được ăn bánh ngọt không?
Bình luận