banner tháng 4

Nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi có nguy hiểm không? Cách khắc phục?


Sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi là biến chứng thường thấy trong thẩm mỹ. Tùy vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây ra biến chứng mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Cùng tham khảo những hướng dẫn xử lý đối với tình trạng này và lưu ý trong và sau quá trình phẫu thuật của chuyên gia thẩm mỹ trong bài viết hôm nay.

Làm thế nào khi sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi?
Làm thế nào khi sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi?

Nguyên nhân sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi

Sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi khiến nhiều khách hàng lo lắng. Kích thước của chúng sẽ thay đổi tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây ra biến chứng. Dựa theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát tại bệnh viện da liễu chỉ ra tác nhân của tình trạng này thường do:

  • Quá trình phẫu thuật: Phần cục bị nổi lên bên trong mũi có thể là đầu chỉ thừa còn sót lại sau phẫu thuật. Hoặc do vết mổ không được xử lý đúng cách, bị xâm lấn vào phần mô mềm khiến sau khi lành để lại một vết sẹo lồi. Nhiều trường hợp có thể do đặt sụn bị lệch, đầu sụn nhô lên tạo thành một cục u lớn.
  • Do chế độ chăm sóc không đúng cách: Làm vết thương bị nhiễm trùng hoặc sưng viêm. Sau khi phục hồi sẽ để lại sẹo lồi. Nhiều trường hợp có thể do lớp dịch nhầy và mủ đọng lại, bạn chỉ cần đợi sau khoảng 5 đến 7 ngày chúng sẽ tự khô và rụng đi.
Tình trạng sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi có thể do tay nghề bác sĩ
Tình trạng sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi có thể do tay nghề bác sĩ

Sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi có nguy hiểm không?

Thông thường tình trạng sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi không quá nguy hiểm. Chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng của đường thở. Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh thẩm mỹ đây có thể là dấu hiệu cho thấy sụn mũi bị lệch cần sửa lại hoặc vết mổ có nguy cơ hình thành sẹo lồi.

Khi có dấu hiệu bất thường tốt nhất bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ cho mình để kiểm tra. Bác sĩ sẽ xem xét tình hình, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Nên kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh để lại biến chứng nguy hiểm hơn.

Tình trạng sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi không quá nguy hiểm
Tình trạng sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi không quá nguy hiểm

Các biến chứng khác gặp phải sau khi nâng mũi

Ngoài tình trạng sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi khách hàng cũng có thể gặp một số biến chứng khác như nhiễm trùng, đầu mũi bị thâm tím, cong vẹo,… Khách hàng nên lưu ý cẩn thận để có hướng xử lý phù hợp.

Nhiễm trùng mũi

Dấu hiệu để nhận biết mũi bị nhiễm trùng là tình trạng đau nhức kéo dài, mũi liên tục chảy dịch kèm theo máu tươi, có mùi hôi. Vùng da xung quanh vết mổ bắt đầu sưng tấy sau đó có dấu hiệu hoại tử.

Mũi bị cong vẹo

Tình trạng mũi bị lệch, lộ sụn hay cong vẹo có thể do bác sĩ thiếu kinh nghiệm đã đặt sai vị trí của sụn mũi, khâu không đúng cách làm phần sóng mũi bị lệch. Một số trường hợp khác có thể do sinh hoạt, va đập mạnh làm ảnh hưởng đến đầu và sống mũi.

Mũi bị cong vẹo do phẫu thuật sai cách và sinh hoạt không lành mạnh
Mũi bị cong vẹo do phẫu thuật sai cách và sinh hoạt không lành mạnh

Đầu mũi liên tục chảy dịch

Nếu như chỉ kéo dài 2 đến 3 ngày đầu thì hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu vết mổ không có dấu hiệu ngừng chảy máu mà chuyển sang sưng tấy hoặc chạy dịch, máu, tạo thành các ổ mủ lớn thì nên đến gặp ngay bác sĩ để xử lý.

Mũi bầm tím, sưng đau

Thường những cơn đau bất chợt và tình trạng khó chịu đầu mũi sẽ kéo dài khoảng 10 đến 20 ngày. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau và kháng sinh để làm dịu đi triệu chứng. Tuy nhiên nhiều tình trạng này liên tục kéo dài và ngày một đau hơn thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Tình trạng sưng đau có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nên điều trị sớm
Tình trạng sưng đau có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nên điều trị sớm

Hướng dẫn chăm sóc mũi sau phẫu thuật an toàn và đúng cách

Để hạn chế những biến chứng như sau nâng mũi bị nổi cục, khách hàng nên quan tâm hơn đến chế độ chăm sóc vết thương sau phẫu thuật.

  • Không chạm, gãi, vận động mạnh hay chạm vào vết thương sau phẫu thuật.
  • Nên sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau hay thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh và thay băng trong 24h đầu tiên, tránh để tình trạng dịch và máu tồn đọng làm lây lan viêm nhiễm.
  • Có thể chườm đá hoặc chườm lạnh để hạn chế sưng đau và giúp tan máu bầm.
  • Nên ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn các món ăn dễ kích ứng như hải sản, trứng, sữa hay thịt bò, rau muống.
  • Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời xử lý khi có biến chứng xảy ra.
Cần một chế độ chăm sóc đúng cách để vết thương nhanh lành
Cần một chế độ chăm sóc đúng cách để vết thương nhanh lành

Tình trạng sau nâng mũi bị nổi cục trong lỗ mũi không quá nguy hiểm nhưng là nguy cơ tiềm ẩn cho những biến chứng khác như sẹo lồi hay cong vênh đầu mũi. Khách hàng cần quan sát, kiểm tra và thăm khám kịp thời để đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan