banner thang 12
banner thang 12

Chuyên gia giải đáp vấn đề: Nâng mũi bao lâu thì vào form?


Nâng mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ giúp bạn thay đổi ngoại hình nhanh nhất. Vậy sau nâng mũi bao lâu thì vào form và tỷ lệ khuôn mặt trở nên hài hòa hơn. Ngoài việc lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín bạn cần có những lưu ý trong quá trình chăm sóc để mũi lên dáng ổn định. Chi tiết sẽ được chuyên gia của phẫu thuật thẩm mỹ mặt giải đáp trong bài viết hôm nay.

Nâng mũi bao lâu thì vào form sẽ được chuyên gia giải đáp chi tiết
Nâng mũi bao lâu thì vào form sẽ được chuyên gia giải đáp chi tiết

Nâng mũi bao lâu thì vào form?

Nâng mũi bao lâu thì vào Form đẹp. Thông thường mất khoảng 1 – 2 tháng để mũi lên form nếu phẫu thuật bằng phương pháp bọc sụn. Phải mất từ 3 đến 6 tháng nếu áp dụng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc/siêu cấu trúc. Thời gian để mũi phục hồi hoàn toàn và lên dáng ổn định phụ thuộc chủ yếu vào độ sâu của vết thương, hình thức đặt sụn.

Ngoài ra còn bị chi phối bởi các yếu tố như tay nghề bác sĩ, chất lượng sụn, cơ địa khách hàng và chế độ chăm sóc. Chính vì thế trước khi phẫu thuật bạn nên hỏi bác sĩ để tư vấn về thời gian lên form phù hợp theo nhu cầu của mình.

Với những trường hợp sau nâng mũi có hiện tượng đào thải hay kích ứng dẫn đến viêm nhiễm thì thời gian phục hồi rất khó. Bạn phải trải qua quá trình điều trị và xử lý phần thương tổn hoàn toàn sau đó rất có thể phải tái phẫu thuật để sửa lại dáng mũi.

Với những ca phẫu thuật càng phức tạp, có mức độ xâm lấn sâu đòi hỏi bạn phải tìm hiểu kỹ trước và sau phẫu thuật. Trong suốt quá trình thực hiện và phục hồi bạn phải đồng hành cùng bác sĩ để khi có biến chứng nào xảy ra thì xử lý kịp thời. Những biến chứng càng nguy hiểm, xử lý muộn thì dáng mũi càng khó lên form như mong đợi.

Thời gian phục hồi 1 - 2 tháng với nâng mũi bọc sụn, 3 - 6 tháng với nâng mũi cấu trúc
Thời gian phục hồi 1 – 2 tháng với nâng mũi bọc sụn, 3 – 6 tháng với nâng mũi cấu trúc

Các giai đoạn sau nâng mũi

Gom mũi hiểu đơn giản là quá trình phục hồi, ổn định cấu trúc với phần sống mũi cao, đầu mũi và hai bên cánh mũi trở nên thon gọn. Để lên được dáng ổn định sau nâng, mũi thường trải qua những giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 ( 1 – 3 ngày đầu sau phẫu thuật)

Hay còn được gọi là giai đoạn viêm, mũi có hiện tượng sưng, đau nhức, bầm tím, miệng vết mổ chảy dịch. Ngoài ra có thể đi kèm một số triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, hai mắt tím tái. Do phần mô mềm bên trong đang bị tổn thương nên các biểu hiện này hết sức bình thường.

Giai đoạn 2 (3 – 7 ngày sau phẫu thuật)

Miệng vết thương khô lại, hiện tượng chảy máu, dịch không còn, những cơn đau nhức khó chịu cũng giảm bớt nhờ tác dụng của thuốc kháng sinh và cơ thể phục hồi của cơ thể. Tình trạng ngứa ngáy, hơi đỏ ở đầu mũi vẫn còn nên bạn không cần lo lắng.

Giai đoạn 3 (7 – 10 ngày sau phẫu thuật)

Lúc này vết mổ đã lành khoảng 60%. Bạn nên quay lại phòng khám để tháo nẹp và cắt chỉ. Bạn sẽ mũi mình đã vào dáng tương đổi ổn, không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu nữa, chỉ còn một chút sưng đỏ nhẹ không đáng kể.

Giai đoạn 4 (sau nâng mũi 1 -2 tháng)

Đây là thời điểm trả lời cho câu hỏi nâng mũi bao lâu thì vào form. Mũi phục hồi dần dần bạn có thể thấy rõ phần sống mũi cao, cánh mũi mềm mại tự nhiên và khuôn mặt thay đổi rõ rệt.

Giai đoạn 5 ( 3 – 6 tháng nâng mũi)

Lúc này mũi đã phục hồi hoàn toàn hầu như bạn không cần kiêng cử gì trong ăn uống và vận động nữa. Thỉnh thoảng vẫn nên đến phòng khám để bác sĩ theo dõi và xử lý nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Sau nâng mũi phải trải qua 5 giai đoạn chính để có được dáng mũi ổn định nhất
Sau nâng mũi phải trải qua 5 giai đoạn chính để có được dáng mũi ổn định nhất

Mẹo để nâng mũi nhanh vào form

Trả lời được câu hỏi nâng mũi bao lâu thì vào form bạn cũng có thể thấy phải mất một thời gian tương đối dài. Do đó nếu bạn muốn mũi nhanh chóng lên dáng đẹp, không bị biến chứng thì nên lưu ý những hướng dẫn sau:

Hạn chế tác động mạnh

Mũi sau nâng rất nhạy cảm, không chỉ là vết mổ bên ngoài mà còn là những tổn thương bên trong với phần sụn mới hoàn toàn chưa có liên kết nào với cơ thể. Do đó nếu có bất kỳ tác vật lý nào cũng có thể làm cong, vẹo, chảy máu và ảnh hưởng đến phần mô mềm và vách ngăn.

Vậy nên sau nâng mũi bác sĩ khuyến cáo khách hàng nên nhẹ nhàng trong mọi hoạt động hằng ngày. Trong thời gian đầu nếu ra ngoài nên di chuyển bằng xe ô tô để tránh phải che chắn quá nhiều bằng mũ, nón chống nắng. Không nên đeo kính, lắc mạnh đầu, chạm tay hay massage mũi. Khi nằm giữ tư thế thẳng, không nằm nghiêng, nằm úp, không lấy tay che mặt, không đề gối tác động vào mũi.

Bác sĩ dặn dò về cách chăm sóc vận động sau nâng mũi
Bác sĩ dặn dò về cách chăm sóc vận động sau nâng mũi

Ăn uống khoa học

Ở phần trên khi trả lời câu nói nâng mũi bao lâu thì vào form bạn cũng có thể thấy phải mất ít nhất là 1 – 2 tháng. Điều này đồng nghĩa ở giai đoạn này bạn nên chú ý đến cả việc ăn uống để không gặp tình trạng kích ứng, dị ứng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trước hết nên kiêng cử các nhóm thực phẩm dễ gây sẹo: thịt bò, rau muống; nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng: hải sản, cá đồng, đồ cay nóng, đồ lên men,…; các chất kích thích, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,…Ngược lại nên tăng cường các nhóm dinh dưỡng giàu khoáng chất, vitamin, protein lành tính, sắt, kẽm, omega 3. Thường thực đơn sau nâng mũi sẽ được bác sĩ chỉ định rất chi tiết.

Tăng cường ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất, không gây dị ứng
Tăng cường ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất, không gây dị ứng

Vệ sinh đúng cách

Vấn đề vệ sinh vết thương được dặn dò rất kỹ sau nâng mũi. Theo đó 24 – 48h đầu tiên thường phải kiêng nước tuyệt đối, sau đó chỉ nên vệ sinh bằng dung dinh nước muối sinh lý dạng truyền, bôi lại thuốc sáng khuẩn và băng vết thương. Lưu ý khi làm sạch vết thương nên nhẹ tay, sử dụng khăn mềm, lau từ trong ra ngoài, hạn chế để tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn.

Ưu tiên dùng viên chống nắng thay thế dạng bôi, chỉ dùng thuốc bôi/uống theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không tự ý xử lý tại nhà khi có biến chứng xảy ra. Bất kỳ một sai sót nào trong quá trình chăm sóc vết thương đều có thể gây ra hậu qua khiến bạn hối hận.

Chăm sóc vết thương sau nâng mũi nhẹ nhàng và theo chỉ định bác sĩ
Chăm sóc vết thương sau nâng mũi nhẹ nhàng và theo chỉ định bác sĩ

Nâng mũi gom lại có thấp không?

Việc gom lại không làm mũi thấp đi, bởi bản chất của việc gom mũi là đưa dáng mũi đi vào trạng thái ổn định theo đúng cấu trúc đã được thiết lập lúc phẫu thuật. Kết quả cuối cùng của việc gom mũi là giúp bạn có dáng mũi đẹp nhất để toàn bộ khuôn mặt đạt được tỷ lệ cân đối và hài hòa.

Tuy nhiên có một số trường hợp sau quá trình gom mũi cảm thấy không như mong đợi thì do trong khi phẫu thuật bác sĩ đã xử lý chưa tới, sụn không tương thích. Nếu không hài lòng bạn có thể đợi đến khi mũi ổn định thì thực hiện tái phẫu thuật. Ngoài ra nhiều phương pháp nâng mũi hiện đại như siêu cấu trúc sẽ cho dáng mũi cao hơn.

Quá trình gom mũi không làm mũi thấp đi
Quá trình gom mũi không làm mũi thấp đi

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề nâng mũi bao lâu thì vào form, hi vọng bạn đã xác định được khoảng thời gian dựa theo phương pháp thực hiện và cơ địa của bạn thân. Đừng quên chú ý đến quá trình chăm sóc và ăn uống sau nâng mũi để không gây biến chứng nhé.

>>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan