Chế độ chăm sóc, vận động sau nâng mũi có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi và định hình dáng mũi. Chính vì thế mà có không ít khách hàng thắc mắc nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được. Vấn đề này sẽ được phân tích một cách chi tiết và khoa học nhất bởi những chuyên gia trong bài viết hôm nay.
Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
Bạn có thể di chuyển lại bằng xe máy sau khoảng 2 – 4 tuần nâng mũi. Tốt nhất nên chờ đến khi vết thương khép miệng, nẹp mũi được tháo ra. Thường đối với nâng mũi cấu trúc/siêu cấu trúc sẽ mất khoảng 2 – 7 ngày thì tháo nẹp, nâng mũi bọc sụn/bán cấu trúc thì mất khoảng 2 – 5 ngày.
Trong một số trường hợp, nếu cơ địa của khách hàng quá nhạy cảm, vết thương lâu lành hay xuất hiện các biến chứng như viêm nhiễm thì cần có chỉ định của bác sĩ. Bạn sẽ phải kiêng cho đến khi vết thương không còn sưng đau, khó chịu và form mũi đã được cố định hoàn toàn.
Tại sao nên hạn chế đi xe máy khi đã nâng mũi?
Trả lời câu hỏi nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được, chuyên gia giải thích thêm về lý do vì sao bạn cần kiêng di chuyển đi lại bằng phương tiện này, cụ thể như sau:
- Ánh nắng mặt trời: Tia cực tím sẽ khiến vết thương dễ bị kích ứng, gây viêm. Đặc biệt trong thời gian đầu sau nâng mũi không thể bôi kem chống nắng bảo vệ da rất dễ gây thâm sạm, ung thư da.
- Bụi bẩn: Vết thương có thể tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
- Tác động vật lý: Sử dụng xe máy ra đường buộc phải che chắn cẩn thận, việc đeo kính râm, mũ chống nắng sẽ tác động lên sống mũi gây cong, vẹo làm ảnh hưởng đến dáng mũi. Một số trường hợp khách hàng gặp ổ voi, ổ gà gây xốc cũng tác động đến mũi.
Nếu nâng mũi xong lỡ đi xe máy phải làm sao?
Bàn về vấn đề nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được, chuyên gia cũng hướng dẫn khách hàng xử lý nếu đã lỡ di chuyển trong thời gian đầu sau nâng. Với trường hợp sau nâng mũi bạn lỡ đi xe máy đường xa về đầu tiên nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
Tiếp tục quan sát vết thương xem có dấu hiệu gì bất thường hay không trong suốt 24h sau đó. Nếu miệng vết mổ và vùng da xung quanh có triệu chứng sưng đau, đỏ da, nổi những nốt mụn li ti thì rất có thể da đã bị viêm. Lúc này cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Trong trường hợp việc di chuyển bằng xe máy làm vùng mũi bị tác động dẫn đến hiện tượng cong, vẹo hay có hiện tượng đau nhức, khó chịu thì rất có thể mũi đã bị tổn thương. Trong trường hợp này bạn tốt nhất nên đến cơ sở thẩm mỹ hoặc bác sĩ để được tư vấn và xử lý.
Một số thắc mắc của khách hàng về những lưu ý sau nâng mũi
Ngoài vấn đề nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được, khách hàng cũng có những thắc mắc liên quan như nâng mũi bao lâu được đi làm, khi nào được ngoáy mũi và bao lâu thì được cúi đầu. Tất cả sẽ được chuyên gia giải đáp ở bài viết dưới đây:
Nâng mũi bao lâu có thể đi làm được?
Tốt nhất bạn nên có có khoảng 1 đến 3 ngày nghỉ dưỡng tại nhà sau nâng mũi. Mục đích là để vết thương có thời gian phục hồi tránh tiếp xúc quá sớm với ánh sáng từ điện thoại, máy tính.
Trong trường hợp bạn di chuyển bằng xe hơi thì những ngày sau đó có thể di chuyển bình thường sẽ tránh được khói bụi, ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp bạn đi làm bằng xe máy hay xe đạp thì tốt nhất nên kiêng cữ khoảng 2 đến 4 tuần.
Nâng mũi bao lâu thì được ngoáy mũi?
Thời gian để bạn có thể ngoáy mũi trở lại phụ thuộc vào tốc độ ổn định và phục hồi của vết thương. Khoảng từ 4 đến 8 tuần là thời điểm mà chuyên gia đề xuất. Trong quá trình sau nâng mũi bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, lúc này bạn có thể sử dụng tăm bông để lau nhẹ.
Việc đưa tay lên ngoáy mũi rất kiêng kị vì chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, trong một số trường hợp chúng có thể làm cong vẹo sống mũi và tổn thương đầu mũi. Chính vì thế ngay cả khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn bạn cũng nên hạn chế thói quen này.
Nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu?
Khoảng 7 – 9 ngày sau phẫu thuật nâng mũi bạn có thể cúi đầu. Lúc này miệng vết thương đã khép miệng, tình trạng sưng đau, chảy máu đã không còn nên việc cúi đầu sẽ không làm tụ máu bầm hay ảnh hưởng đến dáng mũi. Tuy nhiên nên cúi đầu nhẹ nhàng, tránh lắc đầu mạnh hay tập những động tác cần phải sử dụng đến đầu nhiều.
Trên đây là những lưu ý của chúng tôi về vấn đề nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được. Hi vọng bạn đã có những kiến thức tổng quan trong vấn đề vận động và chăm sóc vết thương để không làm ảnh hưởng đến dáng mũi.
Bình luận