Sau khi nâng mũi, ai cũng mong muốn sẽ có một dáng đẹp tự nhiên và phù hợp với gương mặt. Tuy nhiên khi mới phẫu thuật xong, mũi chưa thích ứng với sụn và đã bị tổn thương phần mô sẽ khiến mũi hơi sưng. Điều này dẫn đến rất nhiều người thắc mắc nâng mũi bao lâu thì đầu mũi gom lại. Theo dõi bài viết, phẫu thuật thẩm mỹ mặt chia sẻ cho bạn câu trả lời nhé.

Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi gom lại
Nâng mũi là phương pháp điều chỉnh hình dạng mũi nhằm khắc phục các khuyết điểm trên mũi. Từ đó mang lại sự tự tin cho những người bẩm sinh mũi tẹt, không có sống hoặc bị biến dạng sau tai nạn. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, mũi sẽ gom lại chuẩn form từ 10 – 30 ngày.
Tuy nhiên, nâng mũi bao lâu thì đầu mũi gom lại còn phụ thuộc các yếu tố như phương pháp nâng mũi, tay nghề bác sĩ, cơ địa của mỗi người, chăm sóc hậu phẫu,…Nếu bạn có thể đảm bảo được các yếu tố trên thì sẽ giúp quá trình mũi gom lại diễn ra nhanh hơn.
Mũi gom lại có cao hơn không?
Mũi gom lại không cao hơn, bởi vì mới nâng mũi sụn vẫn chưa tương thích hoàn toàn với mũi sẽ tạo khoảng cách và thêm phần băng gạc nên bạn sẽ cảm giác mũi khá cao. Khi mũi gom lại và hết sưng thì bạn sẽ cảm thấy mũi thấp hơn so với lúc đầu.
Đừng vội lầm tưởng mũi bị thấp đi, mũi chỉ phục hồi và tương thích hoàn toàn với sụn, mang lại dáng mũi tự nhiên nhất phù hợp với khuôn mặt của bạn mà thôi. Dáng mũi sau khi gom lại mới chính là dáng mũi đúng như độ cao ban đầu bác sĩ đã đo lường, phù hợp nhất với gương mặt của bạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đầu mũi gom lại hậu phẫu
Thời gian mũi gom lại diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố như phương pháp nâng mũi, tay nghề bác sĩ, cơ địa mỗi người,…
Phương pháp nâng mũi
Mỗi phương pháp nâng mũi sẽ có những kỹ thuật xâm lấn chỉnh sửa dáng mũi khác nhau. Dẫn đến thời gian đầu mũi gom lại cũng khác nhau.
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp sử dụng kĩ thuật xâm lấn sâu bên trong mũi để điều chỉnh lại toàn bộ mũi. Kỹ thuật nâng mũi chuyên nghiệp nên khoảng 2-4 tuần thì mũi đã có thể về form chuẩn, tự nhiên như mong đợi. Nhưng nâng mũi bọc sụn thì cần lâu hơn vì cơ thể cần một khoảng thời gian để tương thích với sụn nâng mũi.
Tay nghề bác sĩ
Nếu có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ thì điều đầu tiên bạn nên cân nhắc đó là tay nghề của bác sĩ. Nên chọn lựa những cơ sở làm đẹp uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm dồi dào để có thể đảm bảo kết quả làm nâng mũi đẹp mỹ mãn và thời gian phục hồi sau hậu phẫu cũng xảy ra nhanh hơn.

Cơ địa
Cơ địa là một trong những yếu tố quyết định thời gian mũi gom lại chuẩn form. Nhiều người có cơ địa lành tính, sau nâng mũi khoảng 2-3 tuần đã có thể về form. Trường hợp cơ địa không lành tính, thời gian mũi gom có thể sẽ kéo dài từ 1-2 tháng.
Chăm sóc hậu phẫu
Mũi sẽ rất mẫn cảm sau khi trải qua quá trình xâm lấn để chỉnh sửa dáng mũi như mong muốn. Bạn cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh vết thương, chế độ dinh dưỡng và liều lượng thuốc kháng sinh hay các thuốc đặc trị khác. Tránh trường hợp chăm sóc sai cách dẫn đến mũi bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
Cách chăm sóc đầu mũi sau khi nâng mũi nhanh gom lại, đứng form
Chăm sóc sau khi nâng mũi rất quan trọng đối với quá trình hồi phục vết thương. Tham khảo ngay cách chăm sóc sau nâng mũi dưới đây của bác sĩ để đẩy nhanh thời gian mũi gom lại chuẩn form nhé.

- Vệ sinh vết thương: Bạn nên dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí để làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn và chất nhầy chảy ra từ mũi.
- Uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm và một số loại thuốc hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ.
- Chườm giảm sưng: Chườm đá trong 2 ngày đầu hậu phẫu để giảm sưng và chườm ấm từ ngày thứ 4 để tan máu bầm.
- Kiêng ăn: Nên kiêng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, sưng tấy hay sẹo lồi như hải sản, nếp, thịt gà,…; thực phẩm chứa nhiều hắc sắc tố như xì dầu, thịt bò,…
- Đặc biệt lưu ý không nên vận động mạnh, dùng mỹ phẩm, sờ hay gãi vết thương,.. Tránh vết thương bị nhiễm trùng gây hệ quả thẩm mỹ không đẹp như mong đợi.
Dựa trên những thông tin về nâng mũi bao lâu thì đầu mũi gom lại, có thể thấy rằng có rất nhiều nhân tố quyết định kết quả nâng mũi có đạt được kết quả như mong đợi hay không. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quá trình nâng mũi của bạn.
>>> Các bài viết liên quan:
- Bị viêm xoang có nâng mũi được không – Lưu ý khi nâng mũi
- Vì sao nâng mũi bị đỏ đầu mũi? Cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả
- Nên nâng mũi cấu trúc hay bọc sụn thì phù hợp?
Bình luận