banner tháng 4

Nâng mũi ăn sầu riêng được không? Cần kiêng trong bao lâu?


Sầu riêng được xem là một trong những loại trái cây mùa hè được nhiều người ưa chuộng. Với mùi vị thơm ngon, béo ngậy có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món tráng miệng khác nhau. Nhưng liệu đây có phải là thực phẩm tốt cho cơ thể trong thời điểm có vết thương hở hay sau phẫu thuật. Cùng xem lời giải đáp chi tiết trong bài viết hôm nay liên quan đến chủ đề nâng mũi ăn sầu riêng được không.

Lời giải đáp chi tiết cho vấn đề nâng mũi ăn sầu riêng được không?
Lời giải đáp chi tiết cho vấn đề nâng mũi ăn sầu riêng được không?

Nâng mũi ăn sầu riêng được không?

Sau phẫu thuật hay chấn thương, bác sĩ thường khuyến khích tăng cường các loại trái cây vào trong thực đơn hằng ngày nhằm mục đích bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều loại trái cây và rau củ lại nằm trong danh sách cấm bởi những tác động tiêu cực trực tiếp trên làn da. Cụ thể, khi trả lời vấn đề, nâng mũi ăn sau riêng được không, chuyên gia đã chỉ rõ những tác hại mà loại trái cây này mang lại như sau:

  • Sầu riêng khiến vết thương mưng mủ, lâu lành: Loại trái cây này có tính nóng, gây nhiệt. Hàm lượng lớn calo khi đưa vào cơ thể đẩy nhanh tốc độ và chu kỳ của quá trình chuyển hóa, làm nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Sầu riêng làm xuất hiện tình trạng chảy dịch vàng, mưng mủ, tình trạng sưng đau khó chịu sẽ kéo dài. Nếu ảnh hưởng nhẹ, chúng sẽ làm kéo dài thời gian lành thương, nguy hiểm hơn sẽ gây sẹo hoặc làm hoại tử da khiến mũi biến dạng.
  • Sầu riêng khiến cơ thể nhiễm độc: Không phải toàn bộ nhưng tình trạng sầu riêng nhúng thuốc vẫn đang len lỏi hằng ngày trong các giỏ hàng của người tiêu dùng.
  • Sử dụng thực phẩm có chất độc sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng sút giảm và hàng rào bảo vệ vết thương bị đánh ngã. Từ đó vi khuẩn có hại, bụi bẩn, tia UV sẽ dễ dàng tấn công và gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Sầu riêng gây áp lực cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng lớn chất xơ và các nguyên tố vi lượng trong sầu riêng gây áp lực lên hệ tiêu hóa, tạo ra chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón.
Nâng mũi ăn sầu riêng được không? Cần kiêng trong bao lâu?
Sầu riêng có thể khiến mũi bị viêm sưng và chảy dịch kéo dài

Do đó để đảm bảo cho quá trình phục hồi diễn ra lành mạnh khách hàng KHÔNG NÊN ăn sầu riêng sau phẫu thuật. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nâng mũi ăn sầu riêng được không, chuyên gia còn khuyến cáo khách hàng kiêng cử cả những món như kem hay bánh kép sầu riêng.

Sau khi nâng mũi kiêng ăn sầu riêng trong bao lâu?

Xét dưới góc độ tổng quan, khách hàng nên kiêng sầu riêng ít nhất 3 – 4 tuần sau phẫu thuật với cơ địa bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp có cơ địa sẽ bị sẹo, viêm da, vết thương có tính chất phức tạp tốt nhất nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ.

Nên kiêng sầu riêng ít nhất 3 - 4 tuần sau phẫu thuật với cơ địa bình thường
Nên kiêng sầu riêng ít nhất 3 – 4 tuần sau phẫu thuật với cơ địa bình thường

Nhiều khách hàng do phải trải qua lần phẫu thuật thứ hai hay do có tiền sử dị ứng, bác sĩ sẽ yêu cầu kiêng từ 8 – 12 tuần. Đây là giai đoạn an toàn nhất khi miệng vết thương đã khép hoàn toàn, thời kỳ tái sinh đã đi qua, làn da không còn thương tổn hay nhạy cảm.

Sau nâng mũi nên kiêng những loại trái cây nào?

Trả lời câu hỏi sau nâng mũi ăn sầu riêng được không, chuyên gia còn đặc biệt nhấn mạnh đến một số loại trái cây cần gạch ra khỏi thực đơn.

  • Trái mận: Mận có tính nóng lại chứa nhiều oxalate, do đó ăn với hàm lượng quá lớn sẽ gây nóng trong, phát nhiệt. Từ đó khiến vết thương bị viêm sưng, chảy dịch, xuất hiện những nốt mụn ửng đó rất dễ viêm nhiễm.
  • Trái vải: Vải rất dễ gây mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, làm mất nước khiến da thô ráp, sần sùi, nhanh lão hóa. Vải với hàm lượng đường lớn cũng có nguy cơ làm đứt gãy liên kết protein và estalin của làn da. Từ đó khiến vết thương lâu phục hồi, dễ bị sẹo lồi, sẹo lõm.
  • Trái nhãn: Hàm lượng đường quá lớn, tính nóng có sẵn của nhãn là nguồn cơn khiến vết mổ sau cắt mí liên tục sưng đau, nhức nhối và lâu lành.

Tương tự như thế, khách hàng cũng cần kiêng cả một số loại trái cây có tính nóng tương tự như na, vú sữa, sầu riêng, chôm chôm,… Những loại quả này thường khiến vết thương dễ sưng đau, mưng mủ.

Nên tránh ăn các loại trái cây có tính nóng, nhiều đường
Nên tránh ăn các loại trái cây có tính nóng, nhiều đường

Sau nâng mũi nên ăn loại trái cây nào?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề nâng mũi ăn sầu riêng được không và nên kiêng cử những loại trái cây nào. Khách hàng cũng nên tập trung vào việc cung cấp những nhóm rau củ, trái cây nhiều dưỡng chất để hỗ trợ sức khỏe và làn da nhanh phục hồi:

  • Trái cây giàu sắt và kẽm: Lựu, táo, cam, nho, cà chua,… là những loại quả giàu chất sắt và kẽm được chuyên gia khuyến khích. Thứ nhất, chúng sẽ hỗ trợ sản sinh hồng cầu và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Thứ hai, chúng giúp hỗ trợ làn da luôn trong tình trạng khỏe mạnh, hồng hào, ngậm nước.
  • Trái cây giàu nước và vitamin: Hầu hết các loại quả mọng như dâu tây, dầu tằm, kiwi, mâm xôi, cherry,… đều rất tốt cho vết thương sau phẫu thuật. Chúng chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Duy trì lượng nước và đường trong máu giúp quá trinh chuyển hóa chất diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Trái cây giàu chất chống oxy hóa và vitamin A, C: Như cam, chanh, kiwi, cà chua,… hỗ trợ tăng cường bảo vệ da tránh khỏi những tác nhân gây hại. Nhờ đó làn da tránh được nguy cơ viêm nhiễm, hạn chế gây sẹo và không bị thâm sạm.
Tăng cường các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa
Tăng cường các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa

Trả lời câu hỏi nâng mũi ăn sầu riêng được không, chuyên gia đã chỉ ra những tác động tiêu cực có thể xảy đến với làn da trong giai đoạn cơ thể có vết thương hở. Theo đó, để đảm bảo có được quá trình phục hồi lành mạnh, an toàn và suôn sẻ nhất cần lắng nghe chế độ dinh dưỡng của chuyên gia.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan