Rau răm được dùng thường xuyên và thường ăn kèm với nhiều món ăn khác nhau, loại rau này có vị thơm nồng đặc trưng. Nhưng sau nâng mũi ăn rau răm được không? Nếu bạn vừa trải qua ca phẫu thuật nâng mũi hãy cùng chuyên gia tại phauthuatthammymat.com.vn tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
Nâng mũi ăn rau răm được không? Tại sao?
Rau răm là một trong những loại rau thơm quen thuộc với nhiều người. Rau có vị thơm, mùi hắc và hơi nồng thường dùng để trộn gỏi, ăn với cháo, hoặc ăn cùng với các loại rau khác.
Rau răm giúp cho món ăn có thêm hương vị hoặc dùng để chữa một số chứng bệnh như đau bụng, cảm cúm, khó tiêu, mụn nhọt… Như vậy, ăn rau răm có nhiều tác dụng đáng kể, nhưng nâng mũi ăn rau răm được không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, sau nâng mũi không nên ăn rau răm, loại rau này được xếp vào danh sách những thực phẩm cần kiêng. Bởi rau răm có tính nóng, khi ăn sẽ làm cho vết thương ở mũi dễ bị chảy máu ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương.
Sau nâng mũi, ngoài kiêng ăn rau răm, các bạn còn nên kiêng các thực phẩm khác để tránh gây sưng đau, viêm nhiễm và mưng mủ vết thương. Những thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ nếp, thức ăn cay nóng, rượu, bia…
Sau khi nâng mũi bao lâu được ăn rau răm?
Sau nâng mũi khoảng 1 – 2 tháng có thể ăn rau răm. Ở giai đoạn này, vết thương ở mũi đã phục hồi và ổn định, việc ăn rau răm không ảnh hưởng xấu đến vết thương.
Tuy nhiên, việc kiêng cữ rau răm sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nhiều trường hợp nâng mũi rất nhanh phục hồi nên không cần kiêng cữ lâu, khoảng 2 – 3 tuần có thể ăn uống thoải mái. Trái lại, những người có cơ địa lâu lành thương nên kiêng ăn rau răm lâu hơn.
Nên ăn rau gì sau khi nâng mũi?
Qua tìm hiểu nâng mũi ăn rau răm được không, các bạn đã có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Vậy, nên ăn rau gì thay thế cho rau răm giúp nhanh phục hồi vết thương?
- Sau nâng mũi nên ăn các loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất như cải xoăn, cải thìa, cải ngọt, xà lách, rau bina, bông cải xanh, rau ngót, rau mùi tây… sẽ giúp thúc đẩy tái tạo tế bào nhanh chóng.
- Bổ sung đầy đủ các loại củ quả như cà chua, cà rốt, khoai lang, khoai tây, củ cải trắng, ớt chuông… Những loại củ quả này chứa nhiều dưỡng chất giúp kháng viêm, rất tốt cho những ai vừa mới phẫu thuật.
- Tăng cường các loại trái cây, uống nhiều nước mỗi ngày để cân bằng dinh dưỡng và thúc đẩy trao đổi chất.
Lưu ý: Bạn có thể chế biến rau củ quả với nhiều món khác nhau như hấp, luộc, trộn salad, hầm với xương heo, xay nước ép uống… để thay đổi khẩu vị và giúp cho bữa ăn ngon miệng hơn.
Cách chăm sóc đúng cách sau nâng mũi
Song song với chủ đề nâng mũi ăn rau răm được không, khâu chăm sóc vết thương đúng cách cũng là điều rất quan trọng. Khách hàng nên tuân thủ những hướng dẫn bác sĩ dặn dò với những điều nên làm và không nên làm sau đây:
Điều nên làm
Sau nâng mũi nên làm theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để vết thương phục hồi nhanh chóng, cụ thể:
- Vệ sinh vết thương ở mũi mỗi ngày bằng cách sử dụng tăm bông thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ vết thương để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, dịch tiết ra.
- Sau phẫu thuật, khoảng 24 – 72 giờ, vết thương có thể bị sưng đau, các bạn hãy chườm lạnh bằng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc viên đá vào khăn sạch, chườm nhẹ quanh mũi để giảm sưng.
- Đến ngày thứ 4 trở đi, mũi có thể còn vết bầm và thâm tím, các bạn hãy chườm ấm để tan bầm nhanh chóng.
- Sau phẫu thuật, bác sĩ có dùng nẹp để cố định dáng mũi, bạn nên đeo nẹp theo đúng thời gian bác sĩ dặn dò.
- Uống thuốc giảm đau, kháng viêm, chống sưng phù… theo đúng chỉ định và dùng đúng cữ, không nên bỏ qua việc uống thuốc.
- Tái khám theo lịch hẹn, chú ý nếu mũi có biểu hiện bất thường thì nên đến bác sĩ thăm khám.
Điều không nên làm
Bên cạnh những điều nên làm, có một số điều không nên làm sau nâng mũi để bảo vệ cho mũi, tránh gây biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn:
- Không nên để nước, xà phòng, các loại mỹ phẩm dính vào vết thương ở mũi.
- Không đụng chạm, đè tay lên mũi hay tác động mạnh đến mũi.
- Không nằm sấp, nằm nghiêng hoặc để gối đè lên sống mũi khi ngủ.
- Không đeo kính, bịt khẩu trang khi vừa mới phẫu thuật.
- Không trang điểm khi vừa mới phẫu thuật nâng mũi.
- Không để vết thương tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.
- Không xông hơi, bơi lội, tập thể dục, chơi các môn thể thao…
Nâng mũi ăn rau răm được không đã được giải đáp chi tiết. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ từ chuyên gia của Seoul Center, các bạn đã biết cách chăm sóc cho vết thương của mình. Từ đó, giúp cho mũi nhanh chóng phục hồi và chuẩn dáng hơn, phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Bình luận