Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sau khi nâng mũi là một yếu tố vô cùng quan trọng để giúp cho mũi mau vào form. Vậy nâng mũi ăn mắm tôm được không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua những chia sẻ từ các chuyên gia thẩm mỹ trong bài viết dưới đây nhé.
Nâng mũi ăn mắm tôm được hay không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nâng mũi ăn mắm tôm được không thì câu trả lời là KHÔNG. Đây là một loại nước chấm không hề tốt cơ thể và vết thương sau khi thực hiện nâng mũi.
Trong giai đoạn đầu sau khi nâng mũi, lúc này cơ thể của bạn sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi và tình trạng sưng tấy, đau nhức tại mũi sẽ xảy ra. Các thành phần chính có trong mắm tôm sẽ khiến cho vết thương trở nên viêm nhiễm và có nguy cơ để lại vết sẹo thâm sau khi lành.
Do đó, để mũi vào form một cách ổn định và đẹp nhất, thì bạn nên kiêng mắm tôm trong khoảng 1-2 tuần đầu tiên sau khi nâng mũi. Ngoài ra, các món ăn đi kèm với mắm tôm như bún đậu mắm tôm, chả cá, bún riêu,… cũng không nên ăn nhé.
Để an toàn nhất, bạn nên thực hiện tái khám tại địa chỉ mà mình đã nâng mũi để các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng mũi của bạn xem đã thực sự ổn định hay chưa. Dựa trên những đánh giá này, bạn có thể biết được xem mình có được ăn mắm tôm trở lại hay chưa.
Nguyên nhân sau khi nâng mũi không được ăn mắm tôm
Như vậy, thắc mắc về việc nâng mũi ăn mắm tôm được không đã cơ bản được giải đáp ở trên. Vậy nguyên nhân cụ thể khiến bạn không nên ăn loại nước chấm này sau khi nâng mũi là gì?
Thứ nhất, mắm tôm có lượng Axit amin Tyrosine cao, chất này sẽ bị chuyển hóa thành Melanin khi tiếp xúc với ánh mắt trời, dẫn tới sự hình thành của vết sẹo thâm. Ngoài ra, điều này cũng sẽ khiến cho làn da tại mũi trở nên tối, sạm màu hơn so với vùng da xung quanh, gây mất thẩm mỹ.
Thứ hai, mắm tôm là một loại nước chấm tương đối “độc” vì dễ gây ra tình trạng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Đặc biệt là tại các cơ sở ẩm thực chế tạo mắm tôm không rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì các biến chứng này lại càng dễ xảy ra hơn.
Thứ ba, mắm tôm có chứa một hàm lượng protein động vật khá cao nên có thể gây ra các tình trạng dị ứng, viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu tới quá trình phục hồi của vết thương. Điều này sẽ khiến cho sự ổn định, vào form của mũi bị kéo dài và thậm chí khiến kết quả không được như mong muốn.
Lỡ ăn mắm tôm có sao không?
Mắm tôm là một loại nước chấm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là với những món ăn như bún đậu, bún riêu, lẩu cua đồng,… Tuy nhiên, nếu bạn đã nâng mũi thì bạn nên hạn chế ăn mắm tôm trong thời gian đầu vì có thể gây sẹo thâm hoặc gây viêm nhiễm vết thương.
Nếu bạn không may ăn phải mắm tôm sau nâng mũi, bạn cần phải làm gì để giảm thiểu những hậu quả xấu? Dưới đây là một số cách xử lý bạn có thể tham khảo:
- Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ những chất độc hại từ mắm tôm. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.
- Bôi kem chống nắng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: Như đã nói ở trên, axit amin tyrosine trong mắm tôm có thể gây ra sẹo thâm do chuyển hóa thành melanin khi tiếp xúc với ánh nắng. Do đó, bạn cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao và tránh ra ngoài vào giờ nắng gắt để bảo vệ vùng da quanh mũi.
- Liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và kiểm tra tình trạng của vết thương: Nếu bạn có biểu hiện ngộ độc hoặc dị ứng do ăn mắm tôm, như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nổi ban,… hoặc thấy vết thương viêm nhiễm hoặc phù nề, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ thẩm mỹ để được hướng dẫn cách xử lý và đi khám kịp thời.
Sau nâng mũi kiêng những loại thực phẩm để nhanh lành?
Bên cạnh việc nâng mũi ăn mắm tôm được không, bạn cũng cần phải kiêng những loại thực phẩm không tốt khác để không ảnh hưởng tới sự phục hồi của mũi. Theo đó, các nhóm thực phẩm mà bạn không nên ăn sau khi nâng mũi bao gồm:
Thịt bò
Thịt bò có chứa hàm lượng protein cao, hơn nữa thịt bò còn có sắc tố đỏ, vì vậy nếu ăn trong quá trình sau nâng mũi thì sẽ dễ hình thành nên vết sẹo lồi, sẹo thâm xấu xí. Chắc chắn bạn sẽ không muốn chiếc mũi mới của mình bị “dính” một vết sẹo đúng không.
Xem thêm: Bị vết thương ăn thịt bò được không? Nếu kiêng thì bao lâu? Tại sao?
Hải sản
Hải sản là một nhóm thực phẩm mang tính tanh, chứa hàm lượng protein, sắt và kẽm rất cao. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương lên quá nhanh, dẫn tới sự phát triển của sẹo lồi. Ngoài ra, ăn hải sản còn dễ gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy, khó chịu.
Rau muống
Rau muống luôn được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vết sẹo lồi khi mắc các vết thương hở. Sau khi nâng mũi nếu bạn ăn rau muống thì cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị sẹo lồi.
Đồ nếp
Đồ nếp dù không gây ra sẹo nhưng lại khiến vết thương bị mưng mủ, viêm nhiễm. Hơn nữa, đồ nếp còn có tính nóng, chua nên sẽ khiến bạn cảm thấy bị đầy hơi, khó tiêu và chán ăn.
Đừng để việc ăn uống sai cách làm ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi của bạn. Hãy tìm hiểu ngay nâng mũi bao lâu được ăn hải sản để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi.
Nên ăn những gì để mũi mau lành và đẹp?
Cuối cùng, ngoài thông tin về nâng mũi ăn mắm tôm được không và các loại thực phẩm khác cần kiêng sau khi nâng mũi, thì bạn cần phải bổ sung ngay các loại đồ ăn sau để mũi mau lành và đẹp nhất. Các nhóm thực phẩm mà bạn cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình sau khi nâng mũi bao gồm:
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C có chức năng tăng cường khả năng hấp thụ sắt để giúp cho vết thương mau lành hơn. Bên cạnh đó, Vitamin C còn giúp tăng khả năng miễn dịch để chống lại các vi khuẩn gây hại.
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin E
Vitamin E sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau nhức, khó chịu hơn sau khi nâng mũi. Ngoài ra, Vitamin E còn khiến cho vết thương không bị sưng tấy và ngăn ngừa sự hình thành của vết sẹo. Những thực phẩm giàu vitamin E được kể đến như các loại hạt, dầu thực vật, bơ,…
Nhóm thực phẩm giàu Sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu để làm lành vết thương, vì thế bạn không nên bỏ qua các loại thực phẩm có giàu sắt. Sắt cũng sẽ góp phần giữ cho cơ thể luôn duy trì ở trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh.
Một số câu hỏi thường gặp về các loại mắm sau nâng mũi
Ngoài mắm tôm, có những loại mắm khác như mắm tôm, mắm nêm mà bạn cũng cần lưu ý khi ăn sau nâng mũi. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp chi tiết của chúng tôi:
Nâng mũi ăn mắm nêm được không?
Mắm nêm là một loại mắm được lên men từ cá, thường có hai dạng là xay nhuyễn và nguyên con. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau nâng mũi bạn không nên ăn mắm nêm trong khoảng 14 ngày. Lý do là vì:
- Mắm nêm có chứa axit amin tyrosine, muối và đường có thể gây ra sẹo thâm, viêm nhiễm hoặc phù nề.
- Mắm nêm cũng thuộc loại hải sản, có thể gây ra phản ứng dị ứng, ngứa ngáy hoặc sẹo lồi cho vùng da quanh mũi.
Nâng mũi ăn mắm ruốc được không?
Nguyên liệu chính làm mắm ruốc thường là tép moi (con ruốc) ở vùng nước lợ. Cùng là một loại với nhiều loại hải sản như tôm, cua nên chuyên gia thẩm mỹ vẫn khuyến cáo khách hàng nên kiêng cữ khoảng 5 – 7 ngày sau cắt mí. Việc duy trì tôm tép trong thực đơn có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Mắm ruốc được làm từ đồ sống, có thể chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Nhiều cơ địa nhạy cảm ăn mắm ruột có thể dẫn đến sẹo đỏ, sẹo lồi hoặc bị dị ứng, kéo dài thời gian hồi phục mũi.
Như vậy, với bài viết ở trên, thắc mắc nâng mũi ăn mắm tôm được không đã được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết. Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh ra, thì một yếu tố vô cùng quan trọng khác mà bạn cần phải lưu ý khi nâng mũi đó là lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng. Điều này sẽ giúp bạn sở hữu được một chiếc mũi đẹp như ý nhất và an toàn nhất.
Xem thêm
Bình luận