Mặc dù gạo lứt là một loại gạo rất bổ dưỡng, an toàn và lành tính nhưng nhiều chị em vẫn thắc mắc về việc sau khi phẫu thuật nâng mũi ăn gạo lứt được không. Để giải đáp thắc mắc này cũng như giúp chị em nắm được một chế độ ăn uống thích hợp nhất nhằm sớm sở hữu một chiếc mũi đẹp ưng ý. Dưới đây sẽ là những chia sẻ từ các chuyên gia thẩm mỹ của phẫu thuật thẩm mỹ mặt qua bài viết dưới đây
Những lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe
Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn gạo lứt được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn gạo lứt sẽ mang lại những điều tích cực sau:
- Tác dụng đầu tiên và cũng là tác dụng được nhiều người biết đến của gạo lứt đó chính là hỗ trợ giảm cân rất tốt. Ăn gạo lứt không chỉ giúp duy trì vóc dáng săn chắc, mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể được khỏe mạnh, cân bằng.
- Tác dụng tiếp theo của gạo lứt đó là giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này là một điều rất tốt vì lượng đường quá cao sẽ gây ra nhiều các biến chứng xấu như vết thương bị viêm, sưng tấy, hoặc tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
- Ăn gạo lứt còn giúp kích thích sản sinh ra hồng cầu và bạch cầu, từ đó giúp vết thương không bị bầm tím và luôn duy trì được làn da hồng hào, tự nhiên. Hơn nữa, tác dụng này còn giúp cơ thể bạn không bị mệt mỏi do phẫu thuật.
- Một vài công dụng khác của gạo lứt có thể kể đến như giảm các loại cholesterol xấu, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm stress,…
Phẫu thuật nâng mũi ăn gạo lứt được không?
Với những lợi ích kể trên, nâng mũi ăn gạo lứt được không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Gạo lứt sẽ là một trong những loại thực phẩm hàng đầu mà bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình để giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh cũng như hỗ trợ cho quá trình phục hồi vết thương và vào form của mũi diễn ra nhanh hơn.
Bạn có thể ăn gạo lứt vào bữa chính thay cho gạo trắng, tuy nhiên bạn chỉ nên áp dụng thực đơn này khoảng 2-3 lần/tuần để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, khi ăn gạo lứt, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
- Không nên ăn nhiều gạo lứt nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh liên quan tới đường ruột, tiêu hóa,…
- Nên ăn gạo lứt kết hợp với dầu mè và nhai kỹ để tránh gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Nên ăn với một lượng vừa đủ, thông thường nếu 1 bữa ăn bạn ăn 1 bát gạo trắng thì chỉ nên ăn nửa bát gạo lứt thì sẽ tốt nhất.
Ngoài gạo lứt ra nên ăn gì để mũi nhanh vào form
Như vậy, thắc nâng mũi ăn gạo lứt được không đã được giải đáp. Ngoài gạo lứt ra, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm dưới đây để giúp mũi mau vào form và vết thương nhanh lành hơn:
Các loại rau, củ
Rau, củ tươi, xanh là một nguồn cung cấp chất xơ và khoáng chất cực tốt cho cơ thể. Đặc biệt là các loại rau cải xanh, cải bó xôi, súp lơ, đậu hà lan,… đều là những loại rau chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn các loại củ như khoai tây, khoai môn, khoai lang,… vào bữa phụ của mình.
Các loại trái cây
Việc bổ sung trái cây mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là với những người vừa trải qua phẫu thuật nâng mũi. Ở giai đoạn hậu nâng mũi, bạn nên tích cực ăn hoặc uống nước ép các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi,… để giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và khả năng hấp thụ sắt, giúp về thương mau hồi phục hơn.
Thịt lợn
Thịt lợn là một nguồn thực phẩm cung cấp protein cho cơ thể rất an toàn. Việc bổ sung protein là một điều rất quan trọng với những người hậu nâng mũi để giúp vết thương mau lành và mũi nhanh thích ứng với cơ thể nhờ khả năng tái tạo tế bào của loại chất này.
Những thắc mắc khác liên quan tới phẫu thuật nâng mũi
Bên cạnh thắc mắc nâng mũi ăn gạo lứt được không, nhiều người lần đầu thực hiện phương pháp thẩm mỹ này vẫn còn có một vài thắc mắc khác liên quan tới việc kiêng khem sao cho an toàn. Một vài thắc mắc phổ biến bao gồm:
Nâng mũi ăn cơm sườn được không?
Cơm sườn có nguyên liệu chính là thịt lợn, một loại thịt rất tốt cho người hậu nâng mũi nên bạn hoàn toàn có thể bổ sung món ăn này để thay đổi khẩu vị và hỗ trợ cho quá trình vào form của mũi. Tuy nhiên, khi ăn cơm sườn, bạn nên lựa chọn các loại sườn được chế biến vớt sốt không quá cay, ngọt vì vẫn có thể làm ảnh hưởng tới vết thương.
Nâng mũi ăn nui được không?
Nui là một loại thực phẩm mềm, chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nên cũng có thể ăn nui sau khi nâng mũi mà không cần phải lo lắng sẽ làm ảnh hưởng tới dáng mũi. Bạn nên lựa chọn các món nui chế biến cùng rau, củ, thịt lợn, xúc xích và tuyệt đối không ăn các món nui chiên dầu, mỡ với thịt bò, hải sản, trứng để đảm bảo an toàn.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về thắc mắc nâng mũi ăn gạo lứt được không cũng như cung cấp cho bạn một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để giúp cho mũi mau vào form. Ngoài chế độ ăn uống khoa học ra, bạn cần phải lựa chọn kỹ lưỡng, cẩn thận địa chỉ mà mình sẽ nâng mũi để tránh rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của khuôn mặt.
>>> Các bài viết liên quan:
- Sau khi nâng mũi có được ăn khoai lang không? Nên ăn khi nào?
- Nâng mũi ăn thơm được không? Nên kiêng trong bao lâu?
- Nâng mũi ăn củ sắn được không và nên ăn gì tốt?
Bình luận