banner tháng 4

Nâng mũi ăn đu đủ được không? Những lợi ích khi ăn đu đủ


Có rất nhiều trái cây được khuyến khích ăn sau khi nâng mũi, trong đó một số bạn băn khoăn liệu nâng mũi ăn đu đủ được không. Loại trái cây này có vị ngọt tự nhiên, thơm ngon, nhiều cách thưởng thức khác nhau như ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố. Hãy cùng phauthuatthammymat.com.vn tìm hiểu xem đu đủ có phải là “chân ái” của bạn sau nâng mũi qua phần thông tin dưới đây!

Sau nâng mũi có ăn đu đủ được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây
Sau nâng mũi có ăn đu đủ được không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây

Ăn đu đủ có lợi ích ra sao?

Đu đủ là một trong những loại trái “cây nhà lá vườn” có mặt phổ biến ở nước ta, nhất là Nam Bộ. Vào những ngày tết dễ dàng bắt gặp đu đủ trong mâm ngũ quả của mọi nhà. Các bạn có thể ăn đu đủ xanh hoặc khi đã chín đều có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Thành phần đu đủ có chứa đến 90% là nước và các nhóm chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C; nhiều loại khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, canxi, kali, magie, photpho…; đường; chất béo; chất xơ; xenluloz; carotenoid acid hữu cơ…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn đu đủ có nhiều lợi ích cho sức khoẻ và trị bệnh, kể cả hạt đu đủ cũng sử dụng làm thuốc chữa được chứng gai cột sống. Ăn đu đủ giúp chống oxy hóa cực kỳ tốt, làm đẹp làn da, phòng ngừa ung thư và hỗ trợ lành những tổn thương trên da…

Ăn đu đủ giúp chống oxy hoá, tốt cho mắt
Ăn đu đủ giúp chống oxy hoá, tốt cho mắt

Nâng mũi ăn đu đủ được không?

Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, sau nâng mũi hoàn toàn có thể ăn đu đủ, loại trái cây này giúp cho quá trình phục hồi nhanh hơn. Đu đủ chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E, các enzyme có lợi, giàu nguyên tố vi lượng… nên được khuyến khích ăn sau các ca phẫu thuật.

 Ăn đu đủ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đào thải độc tố ra ngoài. Khi cơ thể được bồi bổ có khả năng chống lại vi khuẩn xâm nhập gây hại cho vết thương trên mũi. Đặc biệt, một số chất có trong đu đủ hỗ trợ thúc đẩy quá trình liền da diễn ra nhanh hơn, chống viêm, ngăn ngừa biến chứng sẹo xấu.

Ngoài ra, đu đủ mềm rất dễ ăn, không khó nhai, khó nuốt hạn chế tác động đến dáng mũi. Sau phẫu thuật sẽ uống nhiều loại thuốc khác nhau khiến cho cơ thể nóng bức, táo bón. Lựa chọn ăn đu đủ giúp cơ thể của bạn nhuận tràng và kích thích hệ tiêu hóa chống lại táo bón.

Sau nâng mũi có thể ăn đu đủ và nhiều loại trái cây khác
Sau nâng mũi có thể ăn đu đủ và nhiều loại trái cây khác

Ngoài đu đủ nên ăn gì nâng mũi?

Bên cạnh đu đủ vẫn còn nhiều loại trái cây khác có giá trị dinh dưỡng cao. Các bạn nên tham khảo để đưa vào danh sách các món ăn sau nâng mũi!

Thực phẩm giàu vitamin C, E

Với câu hỏi nâng mũi ăn đu đủ được không, câu trả là “được” và bên cạnh đó, các bạn hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm khác chứa nhiều vitamin C, E tương tự như đu đủ. Những thực phẩm này bao gồm cam, bưởi, dâu tây, dứa, bơ, cải xanh, ớt chuông, bí đỏ, quả mâm xôi, hạnh nhân…

Các loại rau củ

Các loại rau củ không nên thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày, nhất là sau nâng mũi. Chẳng hạn như củ cải trắng, cà rốt, khoai lang, khoai tây, súp lơ… có tính mềm dễ ăn và tốt cho sức khỏe.

Các loại hạt

Thỉnh thoảng thay đổi khẩu vị bằng các loại hạt ăn sẽ hấp dẫn và thơm ngon hơn trong quá trình dưỡng thương. Những loại hạt như hạt óc chó, hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt phỉ, hạt bí ngô… giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm rất hiệu quả.

Các loại hạt có nhiều chất giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể
Các loại hạt có nhiều chất giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể

Các loại quả mọng

Ngoài đu đủ vẫn còn nhiều loại trái cây được mệnh danh là “thần dược” rất tốt cho những ai vừa nâng mũi. Điển hình như nho, lựu, kiwi, việt quất… có nhiều chất hỗ trợ lành thương nhanh, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Những loại trái cây không nên ăn sau nâng mũi

Sau khi đã biết nâng mũi ăn đu đủ được không, các bạn có thể nhận thấy, ngoài đu đủ còn nhiều loại trái cây nên bổ sung. Tuy nhiên, vẫn có một số loại trái cây ngoại lệ, chẳng hạn như: Xoài, sầu riêng, vải, nhãn, mận Hà Nội…

Những loại trái cây kể trên có tính nóng không thích hợp ăn sau nâng mũi. Vết thương thường chậm phục hồi, thậm chí còn bị mưng mủ, rạn nứt, cơ thể nóng bức, đầy hơi làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.

Cách chăm sóc sau khi nâng mũi

Yếu tố chăm sóc vết thương cũng là một phần quan trọng không kém so với chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, các bạn nên chú ý chăm sóc mũi kỹ càng theo hướng dẫn của bác sĩ như:

Chăm sóc vết thương sau nâng mũi theo chỉ định của bác sĩ
Chăm sóc vết thương sau nâng mũi theo chỉ định của bác sĩ
  • Sau 24h phẫu thuật, nên thay băng và vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng.
  • Tích cực chườm lạnh khoảng 2 – 3 ngày đầu giúp cho mũi giảm sưng đau.
  • Uống thuốc kháng sinh, giảm đau, chống sưng phù… đúng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không đụng chạm hay vẹo mũi để tránh chảy máu và làm lệch sống mũi.
  • Thoa thuốc mỡ mỗi ngày 2 lần sáng và tối, giữ cho mũi khô thoáng, sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với nước, ngưng rửa mặt, xông hơi và sử dụng các mỹ phẩm dưỡng da cho đến khi mũi ổn định.
  • Hạn chế ra đường tiếp xúc với ánh nắng, không đeo kính và bịt khẩu trang ít nhất 4 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Kiêng ăn những thực phẩm như hải sản, đồ nếp, thịt gà, thịt bò, rau muống, chất kích thích, thức ăn cứng…

Các bạn vừa tìm hiểu nâng mũi ăn đu đủ được không. Các chuyên gia cho biết được ăn đu đủ sau nâng mũi nên mọi người hãy an tâm, có thể chế biến nhiều món từ đu đủ. Nhưng đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm khác giúp cân bằng dinh dưỡng sẽ tốt cho mũi và sức khỏe của bạn.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan