banner tháng 6

Nâng mũi ăn bánh ướt được không? Cần lưu ý những gì khi ăn?


Bánh ướt là món ăn quen thuộc với nhiều người, nguyên liệu chính để làm bánh từ bột gạo, thịt, mộc nhĩ… Thông thường các bạn có thể ăn bánh ướt thoải mái, không lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thế nhưng, sau nâng mũi ăn bánh ướt được không? Hãy tìm hiểu câu trả lời bên dưới do phauthuatthammymat.com.vn để biết cách kiêng cữ đúng đắn!

Nâng mũi ăn bánh ướt được không và nên lưu ý những gì?
Nâng mũi ăn bánh ướt được không và nên lưu ý những gì?

Nâng mũi ăn bánh ướt được không?

Bánh ướt là món ăn phổ biến thường được dùng làm bữa ăn sáng. Nguyên liệu chủ yếu tạo ra món ăn này là bột gạo, thịt băm, mộc nhĩ, các loại gia vị, hành phi… Ăn bánh ướt có nhiều lợi ích giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, ổn định dạ dày. Khi ăn kèm theo các loại rau thơm, chả, nước chấm chua cay… kích thích vị giác làm cho bữa ăn ngon miệng hơn.

Theo các bác sĩ thẩm mỹ, nguyên liệu dùng chế biến bánh ướt không gây hại đến vết thương. Vì vậy, sau nâng mũi các bạn có thể ăn bánh ướt, nhưng không nên ăn quá nhiều và thay thế cho bữa chính, bởi sẽ thiếu chất không tốt cho sức khỏe cũng như vết thương ở mũi.

Sau phẫu thuật nâng mũi có thể ăn bánh ướt bình thường
Sau phẫu thuật nâng mũi có thể ăn bánh ướt bình thường

Những lưu ý khi ăn bánh ướt sau nâng mũi

Các bạn đã có câu trả lời nâng mũi ăn bánh ướt được không. Mặc dù các chuyên gia cho biết ăn được bánh ướt sau nâng mũi, nhưng vẫn cần một số lưu ý nhất định, cụ thể:

  • Không nên ăn bánh ướt với trứng, bởi trứng khi vết thương lành lại khiến cho vùng da bị loang lổ không đều màu da. Bên cạnh đó, không nên ăn bánh ướt với các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, nước mắm…
  • Một số cơ sở chế biến bánh ướt có cho thêm chất phụ gia để làm trắng bánh và có độ giai, thành phần này chứa tinopal – một chất gây hại cho sức khỏe, dùng nhiều có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá… Các bạn nên chế biến tại nhà sẽ đảm bảo an toàn hơn.
  • Không nên ăn bánh ướt thường xuyên, hãy thay đổi khẩu vị bằng nhiều món ăn khác nhau để cân bằng dinh dưỡng. Ưu tiên lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ tốt cho vết thương, chẳng hạn như súp rau củ, cháo thịt bằm, món xương hầm…
Không nên ăn bánh ướt quá nhiều, đồng thời không ăn kèm với gia vị cay nóng
Không nên ăn bánh ướt quá nhiều, đồng thời không ăn kèm với gia vị cay nóng

Sau nâng mũi, ngoài bánh ướt có ăn được các loại bánh khác hay không?

Bên cạnh nâng mũi ăn bánh ướt được không, nhiều bạn còn thắc mắc một số loại bánh khác liệu có ăn được giống như bánh ướt, chẳng hạn:

Sau nâng mũi có ăn được bánh hỏi không?

Bánh hỏi được làm từ bột gạo, thường ăn kèm với rau, nước chấm, chả giò, nem nướng, thịt nướng, heo quay… Bánh hỏi cũng là món ăn cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng có giá trị, vì vậy sau nâng mũi có thể ăn bánh hỏi. Nhưng cần hạn chế ăn bánh hỏi kèm với gia vị cay nóng để tránh cản trở quá trình lành thương.

Sau nâng mũi ăn được bánh chưng không?

Nguyên liệu làm bánh chưng chủ yếu là nếp, thực phẩm này có tính nóng có thể khiến cho vết thương bị mưng mủ và đau nhức, nghiêm trọng hơn là để lại sẹo lồi khi vết thương lành lại. Do đó, sau nâng mũi hoặc trên cơ thể có vết thương hở nên kiêng ăn tuyệt đối.

Sau nâng mũi ăn bún được không?

Nguyên liệu làm bún là bột gạo không ảnh hưởng đến vết thương. Vì vậy, sau nâng mũi các bạn hoàn toàn có thể ăn bún. Tuy nhiên, không nên ăn bún kèm với các thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, hải sản, gia vị cay nóng… để tránh làm vết thương bị sưng đau, mưng mủ.

Sau nâng mũi có thể ăn các món bún
Sau nâng mũi có thể ăn các món bún

Nâng mũi có được ăn bánh tráng không?

Nếu là bánh tráng trắng truyền thống thì có thể ăn sau nâng mũi. Với các loại bánh tráng trộn có kèm theo khô bò, trứng cút, đậu phộng, gia vị cay… thì không nên ăn bởi sẽ khiến cho vết thương dễ bị sưng đau, lâu phục hồi hơn.

Những loại thực phẩm nên và không nên ăn sau nâng mũi

Chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần không nhỏ đến quá trình lành thương nên ngoài vấn đề nâng mũi ăn bánh ướt được không, các bạn hãy chú ý việc lựa chọn thực phẩm như sau:

Những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi

Sau phẫu thuật nâng mũi nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E, protein, các khoáng chất như sắt, kẽm… Những dưỡng chất này giúp thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn và phòng ngừa nhiễm trùng, sẹo thâm… Cụ thể, những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi như thịt, sữa chua, ngũ cốc, cà rốt, cà chua, khoai lang, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông, các loại trái cây…

Các thực phẩm nên ăn sau khi phẫu thuật nâng mũi
Các thực phẩm nên ăn sau khi phẫu thuật nâng mũi

Những thực phẩm không nên ăn sau nâng mũi

Sau phẫu thuật nâng mũi không nên ăn những thực phẩm như hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ nếp, chất kích thích, thức ăn cay nóng, thực phẩm lên men… Những thực phẩm kể trên sẽ khiến cho vết thương bị sưng, đau nhức, mưng mủ và bị sẹo lồi, cản trở quá trình lành thương. Vì vậy, nên kiêng cữ tuyệt đối cho đến khi mũi phục hồi hoàn toàn.

Qua phần trình bày, các bạn đã có câu trả lời nâng mũi ăn bánh ướt được không. Bên cạnh đó, bài viết chia sẻ những kiến thức trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sau nâng mũi. Hy vọng các bạn sẽ tuân thủ theo hướng dẫn, ăn kiêng hợp lý để mũi nhanh chóng lành lại.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan