banner tháng 6
banner tháng 6

Dấu hiệu nâng mũi bị viêm? Nâng mũi bị viêm phải làm sao


Tương tự như các dạng phẫu thuật khác, sau nâng mũi vẫn tìm ẩn nguy cơ xuất hiện các biến chứng như sưng đau viêm nhiễm. Trang bị kiến thức giúp nhận ra những dấu hiệu nâng mũi bị viêm nhằm biết cách phòng tránh và lựa chọn phương thức xử lý phù hợp. Cùng phẫu thuật thẩm mỹ mặt tìm hiểu chi tiết nội dung này trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nâng mũi bị viêm dưới phân tích của chuyên gia
Dấu hiệu nâng mũi bị viêm dưới phân tích của chuyên gia

Dấu hiệu nâng mũi bị viêm

Thông thường sau nâng mũi sẽ có những phản ứng như sưng đỏ, đau nhức, khó chịu,…Tình trạng này thường chỉ diễn ra trong vòng 3 – 7 ngày, nếu chúng kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn thì rất có thể là dấu hiệu nâng mũi bị viêm. Cụ thể các triệu chứng như sau:

Sốt nhẹ

Khi vết thương bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch và các kháng thể bên trong sẽ hoạt động mạnh mẽ để chống lại vi khuẩn. Phản ứng này khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng, biểu hiện bằng tình trạng sốt nhẹ.

Xuất hiện máu bầm, tiết dịch kèm máu

Đây là dấu hiệu nâng mũi bị viêm đáng báo động. Hiện tường bầm tím xuất hiện quanh mũi, lan xuống dưới hai bọng mắt. Tại miệng vết thương liên tục chảy máu, kèm với dịch vàng, dù dã dùng kháng sinh hay các thuốc bổ trợ nhưng vẫn không hết.

Đầu mũi sưng to

Thường hiện tượng sưng đầu mũi sẽ hết sau khoảng 2 tuần, nếu hiện tượng này kéo dài đi kèm với từng cơn nhói, tức ngay đầu mũi thì rất có thể vết thương đã bị viêm.

Mũi bị cong, tụt sóng

Xảy ra do chất lượng sụn hoặc tay nghề bác sĩ, cơ thể không đáp ứng nên có hiện tượng đào thải sau 48h – 72h nâng mũi. Mũi bị lộ đầu bóng đỏ, tụt sóng, mất da và bị viêm nghiêm trọng.

Theo dõi kỹ những dấu hiệu viêm nhiễm xảy ra trên vết thương sau nâng mũi
Theo dõi kỹ những dấu hiệu viêm nhiễm xảy ra trên vết thương sau nâng mũi

Nguyên nhân khiến nâng mũi bị viêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm sau nâng mũi, thường do tay nghề bác sĩ, chất lượng sụn, tính vô khuẩn của dụng cụ y tế,… Bạn có thể tham khảo những nguyên nhân phổ biến dưới đây để biết cách phòng tránh:

Tay nghề bác sĩ

70% thành công của một ca phẫu thuật nâng mũi phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ. Những người không có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ rất dễ để xảy ra sự cố trong quá trình thực hiện. Từ đó làm rách da, tổn thương sụn vách ngăn, mô mũi, gây chảy máu, tụ máu bầm bên trong, cắt nhầm da, đặt sụn sai vị trí,…

Nhiều bác sĩ không đủ chuyên môn còn gây ra những sai sót trong quá trình khử khuẩn, sát trùng vết thương. Làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm nguy hiểm.

Tay nghề bác sĩ không đảm bảo làm vết thương bị nhiễm trùng
Tay nghề bác sĩ không đảm bảo làm vết thương bị nhiễm trùng

Chất liệu sụn không đảm bảo

Chất lượng sụn quyết định đến hai yếu tố thẩm mỹ và tính an toàn. Sụn không tương thích làm ảnh hưởng đến hình dáng mũi. Sụn không đảm bảo chất lượng làm gia tăng nguy cơ đào thải sau nâng. Không những thế chúng còn dẫn đến nhiều dấu hiệu nâng mũi bị viêm như tụt sóng, lộ đầu sụn bóng đỏ, rách da, nhiễm trùng và hoại tử vết thương.

 

Chất liệu sụn không đảm bảo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính an toàn của vết thương
Chất liệu sụn không đảm bảo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính an toàn của vết thương

Chế độ chăm sóc sau nâng mũi

Sau nâng mũi bạn thường có khoảng 60 phút theo dõi tại phòng khám. Sau đó bác sĩ sẽ dặn dò một số điều nên và không nên làm. Nếu không tuân thủ theo chỉ dẫn, vết thương rất dễ sinh ra những biến chứng nguy hiểm. Không kiêng khem ăn uống dễ gây ra kích ứng và để lại sẹo lồi. Chăm sóc không đúng cách, vận động mạnh,… khiến vết thương bị viêm, trầy da, mất form, nhiễm trùng.

Chăm sóc sau nâng mũi không đúng cách sẽ gây ra viêm
Chăm sóc sau nâng mũi không đúng cách sẽ gây ra viêm

Nâng mũi bị viêm phải làm sao?

Khi thấy những dấu hiệu nâng mũi bị viêm xuất hiện bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở thẩm mỹ hoặc phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và xử lý. Nếu tình trạng nhẹ bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ uống và thoa kháng sinh kết hợp để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan.

Một số trường hợp nặng hơn bạn có thể phải tái phẫu thuật để loại bỏ những mô bị tổn thương, tụ máu bầm và cần chờ thêm một thời gian để đặt lại sụn. Phát hiện sớm, xử lý sớm bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp bảo vệ được dáng mũi và tránh nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

Đến gặp ngay bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nâng mũi bị viêm
Đến gặp ngay bác sĩ khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nâng mũi bị viêm

Những lưu ý để giúp hạn chế tình trạng viêm mũi sau nâng

Việc xuất hiện những dấu hiệu nâng mũi bị viêm là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được vấn đề này nếu nắm được những lưu ý quan trọng dưới đây:

  • Tìm hiểu kỹ cơ sở nâng mũi, phương pháp nâng, bác sĩ thực hiện, chất lượng sụn trước khi thực hiện.
  • Xác định trước những khuyết điểm trên mũi của bản thân, lắng nghe tư vấn của bác sĩ xem đâu là loại sụn, dáng mũi phù hợp. Tránh chạy theo trào lưu mà chọn những dáng mũi quá cao, đầu mũi nhọn rất dễ gây ra biến chứng.
  • Tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của bác sĩ về ăn uống, chăm sóc, vận động, nghỉ ngơi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi, uống nào tại nhà.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng phục hồi vết thương và tái khám theo định kỳ.
Tuân thủ những quy định của bác sĩ trước và sau nâng mũi để đảm bảo an toàn
Tuân thủ những quy định của bác sĩ trước và sau nâng mũi để đảm bảo an toàn

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn làm rõ những dấu hiệu nâng mũi bị viêm, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục phù hợp. Để đảm bảo cho quá trình phục hồi diễn ra an toàn, nhanh chóng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ cẩn thận.

>>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan