4 dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách xử lý hiệu quả


Tụ dịch sau nâng mũi là một trong những biến chứng nhỏ xuất hiện sau 2-3 ngày phẫu thuật. Điều quan trọng nhất đó là khách hàng cần nắm được các dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi để đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng phẫu thuật thẩm mỹ mặt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tụ dịch sau nâng mũi là tình trạng khá phổ biến
Tụ dịch sau nâng mũi là tình trạng khá phổ biến

4 dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi

Tụ dịch sau nâng mũi là tình trạng mạch máu bị vỡ và tràn vào các mô xung quanh dẫn đến bầm tím. Có 4 dấu hiệu tụ dịch sau nâng mũi như mũi bị sưng, mũi chảy dịch, xuất hiện mùi hôi và nhiều cơn đau đi kèm.

Nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm, chị em cần nắm rõ các dấu hiệu dưới đây để đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời:

Mũi bị sưng và bầm tím

Việc tác động dao kéo và quá trình khâu sẽ ảnh hưởng đến các mô và mạch máu. Điều này sẽ khiến cho mũi bị sưng và bầm bím, khiến cho vết thương lâu lành hơn và để lại sẹo lồi. Thậm chí, có một số người còn cảm thấy phù nề và cảm giác căng nóng vô cùng khó chịu.

Mũi bị chảy dịch

Các chất dịch tiết ra quá mức xảy ra trong quá trình phục hồi vết thương của cơ thể. Việc ứ đọng quá mức trong cơ thể sẽ dễ bị tràn ra ngoài, cần hết sức cẩn thận. Đây chính là biểu hiện ban đầu của tình trạng nhiễm trùng và ảnh hưởng đến dáng mũi sau này.

Mũi bị chảy dịch do chúng bị ứ đọng quá mức trong cơ thể
Mũi bị chảy dịch do chúng bị ứ đọng quá mức trong cơ thể

Mũi có mùi hôi lạ

Tình trạng mũi có mùi hôi khó chịu là do các tế bào và mô chết dẫn đến sưng viêm, ứ dịch. Đây là biểu hiện bình thường và sẽ biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu dịch chảy ra nhiều và mùi hôi không biến mất thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn hướng xử lý.

Mũi xuất hiện nhiều cơn đau

Những cơn đau xuất hiện là do sụn mũi bị lệch so với vị trí ban đầu, đặc biệt là với những khách hàng chưa tháo nẹp hoặc cắt chỉ thì tình trạng đau nhức rất khó tránh. Thông thường, các cơn đau sẽ biến mất trong khoảng 5-6 ngày. Tuy nhiên, nếu cơn đau diễn ra lâu hơn thời gian cho phép và không thuyên giảm thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Tình trạng mũi đau kéo dài có thể là bị tụ dịch sau nâng
Tình trạng mũi đau kéo dài có thể là bị tụ dịch sau nâng

Nguyên nhân bị tụ dịch sau nâng mũi

Tụ dịch sau nâng mũi là tình trạng phổ biến và nhanh chóng thuyên giảm sau một vài ngày. Trong trường hợp tụ dịch không thuyên giảm và kéo dài trong vài tuần thì cần có hướng giải quyết phù hợp. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân để có biện pháp khắc phục chính xác nhất:

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra các dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi:
Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra các dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi:

Kỹ thuật nâng mũi chưa đúng

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ nâng mũi mới được ra mắt. Mỗi công nghệ lại đòi hỏi một kỹ thuật riêng và tay nghề của bác sĩ. Trong trường hợp bạn thực hiện nâng mũi tại các cơ sở kém chất lượng, bác sĩ phẫu thuật sai khiến tình trạng tụ dịch kéo dài, gây đau đớn và mất thẩm mỹ cho khách hàng.

Ngoài ra, những cơ sở không uy tín chủ yếu vẫn đang áp dụng những công nghệ cũ, lạc hậu, kỹ thuật xâm lấn sâu khiến mũi bị tổn thương nhiều gây ra tình trạng tụ dịch kéo dài.

Chăm sóc chưa đúng cách

Chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hồi phục cũng như dáng mũi sau này. Theo đó, mũi bị tụ dịch là do chế độ dinh dưỡng không đủ chất khiến cho cơ thể không đủ khả năng tự tái tạo. Vì vậy, bạn cần bổ sung thêm các loại rau củ quả, thức ăn giàu protein để mũi nhanh ổn định nhất.

Do cơ địa

Về cơ bản, tình trạng tụ dịch sau nâng mũi là do cơ chế tự bảo vệ bên trong cơ thể khi có tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà quá trình này diễn ra nhanh hoặc chậm. Đặc biệt, với những người có cơ thể với khả năng tái tạo, phục hồi kém, ít kháng nguyên thì tình trạng tụ dịch có thể diễn ra lâu hơn bình thường.

Cách xử lý tụ dịch sau nâng mũi như thế nào?

Sau khi xác định được nguyên nhân và các dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi, bạn có thể áp dụng 4 cách xử lý bao gồm: hút dịch mũi, uống thuốc theo đơn, vệ sinh mũi sạch sẽ và hạn chế sờ tay lên mũi. Cụ thể như sau:

Hút dịch mũi

Phương pháp này giúp giải quyết nhanh chóng và an toàn tình trạng tụ dịch ở mũi. Đồng thời, giảm sưng đau và phù nề hiệu quả. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng đầu hút chuyên dụng đưa trực tiếp vào khoang mũi để hút toàn bộ dịch và máu bầm ra bên ngoài.

Cần đến các cơ sở y tế lớn để tiến hành hút dịch mũi
Cần đến các cơ sở y tế lớn để tiến hành hút dịch mũi

Uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Trong trường hợp tụ dịch kéo dài và đau nhiều, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm để cải thiện. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như: Paracetamol, Ibuprofen hoặc corticosteroid nếu tình hình phức tạp hơn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc sử dụng quá liều mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể của bạn.

Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc giảm đau nếu tình trạng tụ dịch kéo dài
Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc giảm đau nếu tình trạng tụ dịch kéo dài

Vệ sinh mũi sạch sẽ

Tình trạng tụ dịch kéo dài nhiều ngày cũng có thể do bạn chưa vệ sinh cẩn thận. Các bác sĩ khuyến cáo nên dùng nước muối sinh lý xịt rửa bên trong mũi trong khoảng 2 ngày sau khi nâng. Nước muối sẽ làm sạch khoang mũi và các vết thương trong niêm mạc mũi.

Không sờ nắn, tác động lên mũi

Hạn chế tối đa mọi tác động dù là nhỏ nhất lên mũi. Bởi lẽ, sau khi phẫu thuật, khu vực mũi còn rất yếu, nếu phải chịu thêm tác động trực tiếp sẽ gây vỡ túi dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển mạnh hơn.

Trên đây là liệt kê một số dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và một số biện pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.

>>> Các bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan