banner tháng 4

Cắt mí có được ăn khoai tây không? Dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể


Từ lâu khoai tây là một trong các loại củ được dùng phổ biến vì mang giá trị dinh dưỡng cao, lại có nhiều cách chế biến đa dạng, hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết đến sau khi cắt mí có được ăn khoai tây không. Liệu trong khoai tây có chứa chất gì độc hại? Trước khi ăn loại củ này thì bạn nên tìm hiểu kỹ nhé!

Khoai tây có chứa các chất dinh dưỡng ra sao?

Để biết được cắt mí có được ăn khoai tây không thì trước tiên chúng ta cần hiểu loại củ này có tác dụng ra sao khi ăn vào. Đầu tiên, cần đảm bảo có lợi cho sức khỏe.

Khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng
Khoai tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng

Hầu hết mọi người đều biết rằng, khoai tây có thể chế biến nhiều cách khác nhau góp phần tạo ra nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Trong khẩu ăn hàng ngày, các các chị thường chọn khoai tây để bổ sung các dưỡng chất như sau:

– Thành phần carbohydrate chiếm 66-90% trọng lượng khô của một củ khoai tây, đây là thành phần dinh dưỡng chủ yếu.

– Thành phần chất xơ: Mặc dù không giàu chất xơ, nhưng nếu dùng thường xuyên vẫn cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Phần vỏ của củ khoai tây là nơi chứa nhiều chất xơ chiếm 1-2%, nếu sấy khô có chứa khoảng 50% chất xơ. Một số loại chất xơ hòa tan như pectin, hemicellulose, cellulose… là những chất có lợi cho việc tiêu hóa.

– Tinh bột kháng: Khoai tây khi chế biến và để nguội có chứa lượng tinh bột cao, loại tinh bột kháng này giúp cải thiện đại tràng.

– Protein: Hàm lượng protein có trong khoai tây khá thấp, chỉ chiếm 1-1,5% (khoai tây tươi), khoảng 8-9% (khoai tây sấy khô). So với các loại gạo, lúa mì, ngô thì khoai tây chứa ít protein hơn, nhưng lại cao hơn các loại đậu.

Ngoài ra, khoai tây còn chứa những chất dinh dưỡng khác. Mà những chất dinh dưỡng này có khả quyết định đến việc cắt mí có được ăn khoai tây không. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp để biết thêm chi tiết nhé!

Cắt mí có được ăn khoai tây không? Tại sao?

Bên cạnh những chất dinh dưỡng như đã nêu trên, trong khoai tây còn chứa nhiều chất khác bao gồm các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho quá trình phục hồi sau những tổn thương do phẫu thuật.

Khoai tây giúp bồi bổ sức khỏe, dưỡng thương cực tốt
Khoai tây giúp bồi bổ sức khỏe, dưỡng thương cực tốt

Như vậy, cắt mí có được ăn khoai tây không? Bạn hoàn toàn có thể ăn nhờ vào những các loại vitamin C, B6, các loại khoáng chất như kali, Folate… hỗ trợ tốt cho việc lành thường và có lợi cho sức khỏe.

Lượng đường tự nhiên có trong khoai tây giúp cân bằng năng lượng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tổng thể các chất dinh dưỡng khác nhau mang đến công dụng bồi bổ cơ thể, sáng mắt, chống viêm, lợi mật.

Khoai tây còn chứa các hợp chất thực vật khác, có hoạt tính sinh học, tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Đó là một loại chất chống oxy hóa có tên là polyphenols với các loại như Axit chlorogenic, Catechin, Lutein… Theo nghiên cứu, Lutein là chất chống oxy hóa carotenoid giúp bổ dưỡng cho đôi mắt.

Hầu hết các loại khoai đều phù hợp với những ai sau khi phẫu thuật
Hầu hết các loại khoai đều phù hợp với những ai sau khi phẫu thuật

Bên cạnh đó, các loại khoai như khoai lang, khoai môn đều là những loại củ có công dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình lành da. Chính vì vậy, các bạn có thể thay thế bổ sung, chế biến nhiều món khác nhau tạo cho bữa ăn đa dạng hơn.

Những lưu ý cần biết khi ăn khoai tây

Cho dù cắt mí có được ăn khoai tây không thì bạn cũng nên lưu ý, việc chế biến và lượng dùng đúng cách mới đảm bảo cho sức khỏe. Cụ thể, khi ăn trong giai đoạn sau cắt mí thì chúng ta nên ghi nhớ những điều như sau:

Các món ăn được chế biến từ khoai tây có lợi cho vết thương hở

– Chỉ nên dùng các món như thịt hầm khoai tây và cà rốt, salad trộn rau, củ… mới có lợi cho mí mắt. Tuyệt đối không nên ăn các món khoai tây chiên với ớt, tiêu, sả, hoặc các món nấu cùng thịt gà, trứng, thịt bò, nếp…

– Ăn khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu nên những ai mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào từng loại và cách chế biến mà chỉ số đường huyết có thể đạt ở mức bình thường.

– Thành phần khoai tây có chứa Glycoalkaloids, một loại chất thực vật độc hại để chống lại côn trùng, nếu ăn nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

– Trong khoai tây chứa một lượng nhỏ protein là parafin có khả năng gây dị ứng cho một số người khi ăn. Do đó, nếu cơ thể dị ứng thì không nên tiếp tục dùng.

– Khi chế biến khoai tây, nếu nấu chín thì sẽ làm giảm vitamin và khoáng chất. Vì vậy, chúng ta có thể hạn chế điều này bằng cách luộc hay nướng cả vỏ của khoai tây.

Qua những gì đã phân tích về các thành phần dinh dưỡng có trong khoai tây, hi vọng các bạn đã hiểu rõ cắt mí có được ăn khoai tây không. Mặc dù, chúng ta được ăn nhưng hãy cố gắng chế biến đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe và mí mắt.

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan