banner tháng 4

Cắt mí có được ăn bún không? Cần biết những gì khi ăn?


Bún là món ăn được rất nhiều người ưa thích vì tính tiện lợi và có thể dùng được với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vậy sau khi cắt mí có được ăn bún hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của chúng tôi nhé!

Cắt mí xong có được ăn bún không là thắc mắc của nhiều người
Cắt mí xong có được ăn bún không là thắc mắc của nhiều người

Bún có phải là món ăn tốt cho sức khỏe?

Bún là một thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày mà có nhiều người hay dùng. Theo nghiên cứu, 100g bún tươi có chứa khoảng 110 calo, lượng calo này khá thấp và còn thấp hơn cả 1 bát cơm trắng, trong 100g cơm trắng có chứa khoảng 130 calo. Đồng thời khi ăn bún sẽ giúp no khá lâu, hạn chế nạp thêm thức ăn khác nên không gây tăng cân.

Thành phần bún chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể
Thành phần bún chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bún tươi như sau:

– Calo: 110

– Protein: 1.7g

– Chất xơ: 500mg

– Tinh bột: 25.7g

– Vitamin PP: 1.3g

– Canxi: 12 mg

– Phốt pho: 32 mg

– Sắt: 200 mcg

Bên cạnh đó, bún được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo lứt, gạo tẻ, có màu trắng, dạng sợi, mềm. Chính vì vậy, đây là thực phẩm quen thuộc và rất dễ ăn. Ngoài ra, món ăn này còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, lại được chế biến đa dạng với nhiều loại như: bún cá, bún thịt nướng, bún đậu mắm tôm, bún bò, bún mắm, bún xào…

Có thể thấy, bún là món ăn khó bỏ của nhiều người, nhất là các chị em vừa mới cắt mí. Do đó, họ hi vọng rằng, cắt mí xong vẫn được ăn bún như bình thường. Vậy, cắt mí có được ăn bún không?

Cắt mí có được ăn bún không? Các loại thực phẩm nên ăn

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy ăn bún ảnh hưởng đến vết thương sau khi phẫu thuật. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể ăn bún sau khi cắt mí. Tuy nhiên, việc chế biến khá phức tạp, không phải món bún nào cũng ăn được.

Sau khi cắt mí có được ăn bún không?
Sau khi cắt mí có được ăn bún không?

Trong đó, mọi người chỉ có thể ăn các loại bún như: bún thịt nướng, bún chả, bún cá… Bởi vì đây là những thức ăn chứa các thành phần như thịt heo, cá, rau… Đối với những loại thực phẩm đi kèm này có giá trị dinh dưỡng rất cao, phù hợp với những người sau khi cắt mí.

Trái lại, những loại bún như: bún bò, bún đậu mắm tôm, bún riêu cua… đều không nên ăn. Vì thành phần cua, mắm tôm, thịt bò… đều là những thực phẩm cần kiêng sau khi cắt mí.

Như vậy, cắt mí có được ăn bún không? Câu trả là tùy vào loại bún mà bạn ăn, nên ăn kèm với những thực phẩm như rau cải sẽ tốt cho quá trình phục hồi mí mắt.

Mặc dù, cắt mí được ăn bún, nhưng chúng ta cần biết, bún là một loại thực phẩm được chế biến có kèm theo những chất phụ gia. Vì để cho những sợi bún tươi, dai, giòn và trắng tinh mà một số cơ sở chế biến cho vào hàn the, chất tẩy trắng, Tinopal… Đây là những chất được cảnh báo là gây nguy hại đến sức khỏe của người dùng, có thể bị suy gan, thận, ung thư, rối loạn các chức năng…

Sau khi cắt mí nên dùng những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Sau khi cắt mí nên dùng những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Do vậy, bất kể là bạn có cắt mí hay không thì cũng nên hạn chế ăn bún. Thay vào đó, hãy lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe bằng cách tự chế biến các món ăn sáng tại nhà thay vì ăn sáng bên ngoài.

Đặc biệt, trong giai đoạn chăm sóc hậu phẫu cắt mí, nên ăn những thực phẩm như rau, củ, trái cây. Những loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, ngũ cốc, yến mạch… Bên cạnh đó là nên uống nước thường xuyên, có thể tăng cường sức đề kháng bằng các loại nước ép trái cây.

Xem thêm: Vết thương hở có ăn được mì tôm không? Tại sao?

Ăn bún cần lưu ý những gì để bảo vệ sức khỏe?

Những ai thường xuyên ăn bún chắc hẳn sẽ rất vui khi biết cắt mí có được ăn bún không. Nhưng khi ăn, cần lưu ý những điều như sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động đến mí mắt:

Hạn chế những thực đi kèm với món bún không có lợi cho việc lành mí
Hạn chế những thực đi kèm với món bún không có lợi cho việc lành mí

– Lựa chọn bún tại những cơ sở chất lượng, đảm bảo được quy trình sản xuất không chứa các chất độc hại cho cơ thể.

– Không nên ăn những loại thực phẩm đi kèm với bún như hải sản, rau muống, gia vị cay nóng… Ngoài ra, còn không nên ăn thịt gà, đồ nếp, chất kích thích…

– Khi ăn bún cần chắt bỏ nước đầu để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể tự chế biến nước dùng bún bằng xương heo sẽ mang lại các chất dinh dưỡng có lợi cho quá trình lành mí.

– Không nên ăn quá nhiều bún trong ngày. Đối với bún thịt nướng, chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều bởi chứa nhiều dầu mỡ. Hơn thế nữa, nước mắm ăn kèm không nên cho ớt cay vào.

1 số câu hỏi thường gặp về các loại bún sau cắt mí

Như vậy, thắc mắc cắt mí có được ăn bún không đã được giải đáp. Ngoài vấn đề trên, dưới đây sẽ là một vài câu hỏi thường gặp về các loại bún mà bạn cần lưu ý sau khi cắt mí:

Cắt mí có ăn được bún đậu mắm tôm không

Bún đậu mắm tôm là một món ăn có thành phần chính là mắm tôm nên bạn không nên ăn món ăn này sau khi cắt mí. Lý do mắm tôm là một loại thực phẩm được chế biến từ mắm, moi hoặc tôm nên nếu ăn vào sẽ khiến cho vết thương dễ bị sưng tấy, viêm nhiễm.

Đồng thời, ăn mắm tôm cũng sẽ dễ gây sẹo lồi, sẹo thâm, làm ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm mỹ. Vì thế, sau khi cắt mí xong bạn nên kiêng ăn bún đậu mắm tôm trong khoảng 3 – 4 tuần nhé.

Bạn không nên ăn bún đậu mắm tôm sau khi cắt mí
Bạn không nên ăn bún đậu mắm tôm sau khi cắt mí

Cắt mí ăn bún riêu được không

Bún riêu là một món ăn được rất nhiều người ưa thích nhưng theo các chuyên gia thẩm mỹ thì bạn cũng nên kiêng ăn loại bún này nếu không muốn làm ảnh hưởng tới mí mắt. Bạn cần kiêng bún riêu vì nước dùng của món ăn này được chế biến từ riêu cua, một loại thực phẩm khá nhạy cảm vết các vết thương hở, dễ gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng vết thương.

Điều này sẽ làm vết thương lâu lành hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro như viêm nhiễm, sẹo sau này. Hơn nữa, rất nhiều nơi cho mắm tôm vào trong nước dùng để gia tăng vị thơm của riêu cua nên bạn cũng không nên ăn loại bún này sau khi cắt mí.

Nên kiêng ăn bún riêu của vì sẽ làm kích ứng vết thương
Nên kiêng ăn bún riêu của vì sẽ làm kích ứng vết thương

Cắt mí có ăn được bún chả không

Mặc dù thành phần chính của bún chả là thịt lợn, một loại thịt an toàn cho những người hậu phẫu thuật, nhưng theo các chuyên gia thẩm mỹ thì bạn vẫn không nên ăn loại bún này sau khi cắt mí.

Lý do vì khi ăn bún chả, bạn sẽ cần phải ăn cùng với nước mắm, mà việc ăn nước mắm với lượng lớn như vậy sẽ dễ gây kích ứng vết thương, dẫn tới quá trình phục hồi mí mắt lâu hơn và có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm mỹ. Do đó, bạn không nên ăn bún chả trong khoảng 1 – 2 tuần đầu tiên sau khi cắt mí mắt.

Bạn không nên ăn bún chả sau khi cắt mí
Bạn không nên ăn bún chả sau khi cắt mí

Qua phần trình bày trên, hy vọng các bạn đã có câu trả lời chính xác cho vấn đề cắt mí có được ăn bún không? Việc kiêng cữ sau khi cắt mí rất quan trọng cần thực hiện đúng như bác sĩ hướng dẫn thì mới đảm bảo kết quả thẩm mỹ hoàn hảo. Do đó, mọi người nên cố gắng nhé!

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan