banner tháng 4

Hướng dẫn cách chăm sóc vết khâu trên mặt nhanh lành sẹo


Sẹo khâu là kết quả của việc can thiệp dao kéo, kim chỉ lên bề mặt da. Nếu vết thương này không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ khiến da bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Vậy, cách chăm sóc vết khâu trên mặt như thế nào hiệu quả nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.

Nguyên nhân hình thành sẹo khâu trên mặt

Hiểu được nguyên nhân hình thành sẹo khâu trên mặt giúp bạn có hướng chăm sóc và cách điều trị phù hợp. Cụ thể những lý do khiến da xuất hiện sẹo sau khi khâu gồm:

  • Phẫu thuật thẩm mỹ bị hỏng, lỗi, gặp tai nạn gây rách da, trầy xước.
  • Nhiễm trùng vết thương gây sẹo, bỏng da.
  • Vết thương sau khi khâu bị căng, chùng hay có vật thể lạ bên dưới da.
  • Với những người có cơ địa dễ bị sẹo lồi thì bất cứ vết thương hở, vết rách ngoài da nào cũng là nguyên nhân gây ra sẹo khâu trên gương mặt.

Những điều cần viết về vết khâu thẩm mỹ trên mặt

Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc vết khâu trên mặt bạn cần nắm rõ một số thông tin cơ bản về vết thương sau khi phẫu thuật, đặc biệt là các vết khâu thẩm mỹ.

Các vết khâu trên mặt cần được chăm sóc cẩn thận nếu không sẽ để lại sẹo
Các vết khâu trên mặt cần được chăm sóc cẩn thận nếu không sẽ để lại sẹo

Vết khâu trên mặt bao lâu thì cắt chỉ?

Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ sẽ để lại vết khâu. Và tùy thuộc vào việc bác sĩ sử dụng loại chỉ gì mà thời gian cắt chỉ sẽ khác nhau. Nếu các vết thương trên mặt dùng chỉ tự tiêu thì khoảng 7 – 10 ngày là chỉ sẽ tự động biến mất. Còn nếu sử dụng loại chỉ phẫu thuật bình thường thì sau 1 – 3 tuần bạn phải thực hiện việc cắt chỉ.

Thao tác cắt chỉ có thể tự thực hiện ở nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như sự an toàn thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.

Để hạn chế sẹo sau cắt chỉ cần làm gì?

Thông thường, các vết khâu trên khuôn mặt khi lành sẽ để lại sẹo. Bởi quá trình tái tạo đã sản sinh tế bào collagen mới từ đó khiến cấu trúc của làn da bị đảo lộn, từ đó hình thành sẹo.

Tùy thuộc cơ địa mỗi người mà việc hình thành sẹo khác nhau. Tuy nhiên, để hạn chế sẹo sau khi cắt chỉ vết khâu cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết khâu trên mặt. Ngoài ra, trong thực đơn hàng ngày, bạn cần hạn chế ăn hải sản, gạo nếp, rau muống,….

Những yếu tố khiến các vết sẹo khâu trên mặt lâu lành

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lành vết khâu trên gương mặt. Theo đó, dùng thuốc không đúng, nhiễm trùng, không bổ sung đủ dinh dưỡng,… là những nguyên nhân phổ biến làm vết sẹo khâu trên mặt lâu lành:

Có nhiều nguyên nhân khiến các vết sẹo khâu trên mặt lâu lành
Có nhiều nguyên nhân khiến các vết sẹo khâu trên mặt lâu lành

Dùng thuốc sai cách

Thuốc chống viêm có tác dụng hạn chế tình trạng sưng viêm của vết thương. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc sai cách, không đúng liều lượng có thể dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm như giảm hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, kích ứng da, sốc phản vệ,…

Do nhiễm trùng

Da là hàng rào bảo vệ các bộ phận bên trong của cơ thể tự nhiên. Khi tế bào mô da bị tổn thương tạo cơ hội để vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào gây nhiễm trùng. Nếu gặp một số triệu chứng như da nổi mẩn đỏ, mưng mủ, chảy nhiều dịch nhầy, có mùi hôi, đau nhức,… cần sớm liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và xử lý sớm.

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân làm vết khâu để lại sẹo
Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân làm vết khâu để lại sẹo

Thiếu chất dinh dưỡng

Yếu tố tiếp theo làm vết khâu trên mặt lâu lành là bổ sung không đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết. Thông thường, mọi người có xu hướng không quan tâm nhiều đến chế độ kiêng cữ và ăn uống trong cách chăm sóc vết khâu trên mặt. Điều này khiến là nguyên nhân khiến thời gian “khép” vết thương lâu hơn.

Chế độ chăm sóc vết thương chưa đúng

Khi da bị tổn thương cần được chăm sóc, bảo vệ kỹ lưỡng trước những tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, ánh sáng mặt trời,… để hạn chế tình trạng da bị sạm đen, xuất hiện vết thâm. Bên cạnh đó, bạn cần rửa vết khâu mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ với nước muối sinh lý.

Cách chăm sóc vết khâu trên mặt khi thẩm mỹ 

Để khắc phục một số khuyết điểm trên mặt, nhiều người lựa chọn hình thức phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, để đảm bảo gương mặt luôn đẹp, việc chăm sóc các vết khâu vô cùng quan trọng.

Trước khi cắt chỉ khâu

Trước khi tới thời gian cắt chỉ hoặc chỉ tự tiêu bạn cần lưu ý một số vấn đề trong cách chăm sóc vết khâu trên mặt sau:

  • Sắp xếp thời gian sinh hoạt, vận động và sử dụng theo theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trước khi sử dụng các loại thuốc nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Thường xuyên vệ sinh, thay gạc cho vết thương đúng cách với dung dịch sát khuẩn.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm.
  • Các vết khâu trên mặt nếu được bác sĩ cho phép thì có thể tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, để tránh nhiễm trùng tránh rửa bằng nước nóng hoặc ngâm trong nước quá lâu.
  • Cách chăm sóc vết khâu trên mặt trước khi cắt chỉ mà bạn cần lưu ý là tránh các thực phẩm như: thịt gà, nếp, rau muống, hải sản,…vì chúng gây sưng mủ, sẹo lồi.
Không nên trang điểm trước khi cắt chỉ khâu trên mặt
Không nên trang điểm trước khi cắt chỉ khâu trên mặt

Sau khi cắt chỉ khâu

Tùy thuộc từng vết khâu sẽ có phương pháp chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, với vết khâu trên mặt sau khi cắt chỉ bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không để vết khâu tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, luôn giữ vết khâu sạch sẽ.
  • Sau khi cắt chỉ cần giữ vết khâu được sạch sẽ và khô thoáng. Có thể dùng các dung dịch sát trùng để vệ sinh vết thương. Tuy nhiên không sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không đụng chạm, sờ nắn vào vết khâu đang lành.
  • Lưu ý về chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm tạo độc và các chất kích thích.
  • Bổ sung khoai lang, cà rốt cùng các loại ngũ cốc để giúp quá trình liền sẹo nhanh hơn.
  • Chăm sóc vết khâu trên mặt sau khi cắt chỉ bạn cần tránh tiếp xúc mạnh với vết khâu. Bởi những tác động, va chạm lớn có thể khiến vết khâu bị bung ra, thời gian lành lâu hơn. Thậm chí còn để lại sẹo.
  • Nếu muốn băng kín vết khâu thì bạn cần đảm bảo sự an toàn, sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Bổ sung nhiều cà rốt, khoai lang và rau xanh giúp việc liền sẹo diễn ra nhanh chóng hơn
Bổ sung nhiều cà rốt, khoai lang và rau xanh giúp việc liền sẹo diễn ra nhanh chóng hơn

Phương pháp trị sẹo khâu trên mặt sau khi cắt chỉ

Bên cạnh cách chăm sóc vết khâu trên mặt thì nhiều chị em cũng băn khoăn về cách điều trị sẹo vết khâu trong khi cắt chỉ. Dưới đây là một số mẹo trị sẹo khâu an toàn, hiệu quả từ các nguyên liệu tự nhiên mà các bạn có thể tham khảo thêm.

Dùng vitamin E trị sẹo

Với các tín đồ làm đẹp, vitamin E là sản phẩm quan trọng không thể bỏ qua. Nó không chỉ bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, kích thích mọc tóc mà còn trị sẹo khâu vô cùng hiệu quả.

Với các vết khâu trên mặt sau khi cắt chỉ, các chị em sử dụng vitamin E bôi lên khu vực da bị sẹo. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để mờ sẹo và vết thâm.

Sử dụng mật ong kết hợp chanh tươi

Không những mang lại hiệu quả lớn trong việc điều trị mụn và làm khô các nốt mụn mà mặt nạ mật ong và chanh giúp làm mờ vết thâm an toàn, nhanh chóng. Tuy nhiên, các chị em chỉ nên áp dụng biện pháp trước khi đi ngủ vào buổi tối. Và che chắn kỹ làn da vào hôm sau tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Mật ong và chanh tươi tạo ra mặt nạ điều trị sẹo khâu hiệu quả
Mật ong và chanh tươi tạo ra mặt nạ điều trị sẹo khâu hiệu quả

Dùng gừng tươi trị sẹo vết khâu

Các bạn có thể áp dụng cách chăm sóc vết khâu trên mặt và điều trị sẹo sau khi rút chỉ từ gừng tươi. Đây là gia vị quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Trong gừng tươi có chứa các khoáng chất như: Ca, Mg, K,…cùng các loại vitamin như: C, B, E….. Nó có vai trò giúp chống lão hóa, đẩy lùi melanin đồng thời điều trị sẹo khâu vô cùng hiệu quả.

Sử dụng nha đam trị sẹo khâu

Phương pháp này thực hiện vô cùng đơn giản. Trước tiên bạn cần vệ sinh vết khâu trên mặt sạch sẽ, sau đó dùng phần gel của lá nha đam rồi đắp lên vùng sẹo. Giữ nguyên trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước.

Thực hiện phương pháp này 1 tuần 3 lần để đánh bay nhanh chóng các vết sẹo khâu trên mặt nhanh chóng, hiệu quả.

Để điều trị sẹo sau khi khâu, các chị em có thể dùng nha đam
Để điều trị sẹo sau khi khâu, các chị em có thể dùng nha đam

Những phương pháp chuyên khoa trị sẹo khâu trên mặt

Ngoài những cách trị sẹo khâu trên gương mặt bằng nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà, bạn có thể lựa chọn các phương pháp chuyên khoa tại các thẩm mỹ viện, bệnh viện uy tín. Liệu trình trị sẹo khâu khá đơn giản với hiệu quả nhanh chóng và hạn chế tác dụng phụ, biến chứng có thể gặp phải. Một số phương pháp bạn có thể lựa chọn như lăn kim, bóc tách đáy sẹo,…

Trị sẹo bằng cách lăn kim

Lựa chọn đầu tiên được đánh giá hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối đa là điều trị sẹo khâu bằng phương pháp lăn kim. Kỹ thuật này sử dụng đầu lăn gắn nhiều chiếc kim kích thước siêu nhỏ để tạo các vết thương có độ sâu đến lớp biểu bì. Các vết thương này tự lành nhờ cơ chế tăng sinh collagen của cơ thể. Nhờ đó, đem lại hiệu quả xóa vết sẹo khâu trên mặt hiệu quả.

Phương pháp lăn kim cải thiện tình trạng sẹo hiệu quả
Phương pháp lăn kim cải thiện tình trạng sẹo hiệu quả

Phương pháp bóc tách đáy sẹo

Phương pháp sử dụng đầu kim y khoa để loại bỏ các tế bào xơ bám ở đáy sẹo. Kỹ thuật có tác dụng tái tạo tế bào da mới, làm đầy sẹo khâu trên mặt nhanh chóng. Đây là phương pháp cải thiện sẹo hiệu quả với những người gặp tình trạng sẹo đáy tròn. Tuy nhiên, kỹ thuật bóc tách đáy sẹo lại không đạt hiệu quả như mong đợi với sẹo đáy nhọn hay đáy vuông.

Phương pháp điều trị sẹo rỗ bằng Laser CO2 Fractional

Phương pháp tiếp theo được các chuyên gia thẩm mỹ khuyên nên lựa chọn là  điều trị sẹo khâu bằng laser. Thời gian thực hiện kỹ thuật nhanh chóng, độ an toàn cao với hiệu quả xóa sẹo khâu lên tới 90%.

Các bước sóng Laser CO2 Fractional có độ dài 10.600nm tác động đến lớp biểu da đẩy nhanh quá trình tăng sinh collagen, làm đầy vết sẹo, đều màu da. Bước sóng laser chỉ tác động lên vùng da có sẹo khâu trên mặt, không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Trị sẹo bằng phương pháp Laser CO2 Fractional đạt hiệu quả hơn 90%
Trị sẹo bằng phương pháp Laser CO2 Fractional đạt hiệu quả hơn 90%

Những lưu ý cần biết khi thực hiện cách chăm sóc vết khâu trên mặt

Trong quá trình chăm sóc vết khâu trên mặt tại nhà, các bạn nên ghi nhớ những vấn đề kiêng cữ trong sinh hoạt, cụ thể:

Kiêng vận động

Sau khi phẫu thuật khâu vết thương cho đến lúc cắt chỉ không nên va chạm vết thương. Không dùng tay sờ, gỡ đường chỉ. Hạn chế vận động mạnh ra nhiều mồ hôi vì lúc này việc vệ sinh, rửa mặt rất bất tiện nên giữ cho cơ thể sạch sẽ.

Không nên sờ tay lên vết thương trên mặt
Không nên sờ tay lên vết thương trên mặt

Nghỉ ngơi hợp lý

Quá trình dưỡng thương nên cố gắng nghỉ ngơi, tránh thức khuya. Làm việc vừa sức, không nên căng thẳng quá mức sẽ ảnh hưởng đến việc tái tạo tế bào.

Kiêng ăn

Một số thực phẩm cần kiêng dành cho những người phẫu thuật thường được biết là hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ nếp, thức ăn cay nóng, chất kích thích, thực phẩm lên men, thức ăn chứa nhiều đường…

Những thực phẩm kể trên có khả năng làm cho vết khâu bị sưng tấy, nhức nhối, nổi mủ, nặng nhất là nhiễm trùng, không khéo còn gây lở loét để lại vết sẹo lớn khó điều trị.

Lưu ý: Tùy vào mức độ bị thương mà thời gian lành da khác nhau, do đó thời gian kiêng cữ cũng khác nhau giữa mỗi người. Thông thường nên kiêng những thực phẩm có hại cho vết thương ít nhất 2 tuần cho đến khi da lành hẳn.

Những thực phẩm nên kiêng sau các ca phẫu thuật
Những thực phẩm nên kiêng sau các ca phẫu thuật

Các thực phẩm nên dùng

Chế độ ăn uống có đóng góp quan trọng, các bạn nên bổ sung các dưỡng chất như protein, vitamin A, B, C, E, chất kẽm… vào khẩu phần ăn hàng ngày. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà quan trọng là còn giúp cho vết thương mau lành, kích thích sản sinh collagen, ngăn ngừa viêm nhiễm…

Các loại thực phẩm thích hợp dành cho những ai bị thương như cam, quýt, bưởi, đu đủ, kiwi, dâu tây, cà rốt, ngũ cốc, khoai lang, các loại rau xanh đậm, các loại hạt…

Uống nhiều nước

Chăm sóc vết khâu trên mặt cần uống nước mỗi ngày là cách giúp tăng cường nuôi dưỡng mô, tái tạo tế bào nhanh hơn. Mỗi ngày nên uống 2 lít nước, đồng thời bổ sung thêm nước ép trái cây, sữa chua để thay đổi khẩu vị và có lợi cho việc phục hồi vết khâu.

Cách chăm sóc vết khâu trên mặt sau phẫu thuật là quá trình đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ. Phẫu thuật thẫm mỹ mắt hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để vết thương chóng lành, không để lại sẹo.

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan