Sau khi hoàn thành phẫu thuật nâng mũi, bạn nên có chế độ nghỉ dưỡng phù hợp để vết thương nhanh phục hồi, đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế biến chứng tối đa. phauthuatthammymat.com.vn sẽ hướng dẫn 6 cách chăm sóc sau khi nâng mũi dưới đây được các bác sĩ hướng dẫn thực hiện tại nhà sẽ giúp bạn mau chóng sở hữu dáng mũi thon gọn và tự nhiên nhất.

Các hiện tượng thường gặp sau khi nâng mũi
Nâng mũi là tiểu phẫu đơn giản tác động vào phần mô và sụn mũi nhằm giúp tạo dáng mũi cao, thon gọn, khắc phục tình trạng mũi hếch, mũi tẹt, đầu mũi to. Vì vậy, sau khi kết thúc phẫu thuật, có thể bạn sẽ thấy một số triệu chứng thông thường như:
- Cảm giác đau tức nhẹ, vùng mũi hơi sưng đỏ.
- Xuất hiện phù nề vùng tiếp giáp mũi, mắt, khó khăn khi thở bằng mũi.
- Quầng mắt, sống mũi bầm tím sau 2-3 tuần phẫu thuật.
- Tiết dịch mũi mức độ nhẹ.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nâng mũi
Dưới đây là 6 cách chăm sóc sau khi nâng mũi được bác sĩ khuyến cáo thực hiện nhằm giảm bớt đau đớn và tránh biến chứng tối đa:
Cách giảm đau sau khi nâng mũi
Triệu chứng đau nhức, bầm tím thường xuất hiện sau 2 ngày nâng mũi và giảm dần từ khoảng 2-4 tuần sau đó. Để giảm bớt cơn đau này, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn nên sử dụng đá lạnh để chườm quanh khu vực trán, mũi, gò má. Cách này không chỉ giúp giảm đau mà còn chống tụ máu hiệu quả.

Một số lưu ý khi chườm đá sau nâng mũi:
- Chỉ thực hiện chườm 3-4 lần/ngày, mỗi lần chườm trong 10 phút và cách nhau tối thiểu 2 tiếng.
- Không đặt trực tiếp túi chườm lên vết thương bởi đá lạnh tan ra sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc lệch sụn mũi.
- Không chà xát mạnh hoặc chườm quá lâu một chỗ sẽ gây bỏng lạnh và xô lệch vị trí đặt sụn.
Cách vệ sinh mũi sau nâng
Vệ sinh mũi hàng ngày là bước rất quan trọng giúp vết thương tránh nhiễm trùng và phục hồi nhanh hơn. Theo đó, các bác sĩ khuyên sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, chất dịch tiết ra trong mũi.
Bạn chỉ cần thấm nước muối ra bông rồi lau nhẹ nhàng từ bên trong xoang mũi ra ngoài rồi đến vết mổ. Chú ý làm đều đặn 3-4 lần/ngày cho đến khi vết thương khô hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng cần tay băng gạc 1 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh tốt nhất.

Các hoạt động cần kiêng khem
Sau khi nâng mũi, bạn có thể trở về nhà và sinh hoạt như bình thường nhưng chỉ làm những công việc nhẹ nhàng. Tuyệt đối không chơi thể thao, vận động mạnh hoặc bê vác vật nặng sẽ khiến cho thân nhiệt tăng lên, ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Thậm chí, hoạt động mạnh còn đem đến nguy cơ khiến sống mũi lệch.
Nếu muốn tập luyện, bạn có thể thực hiện sau 2 tuần nhưng chỉ làm những động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập hít thở,…Sau khoảng 2-3 tháng mới có thể chơi thể thao như bình thường.
Chú ý tư thế khi ngủ
Khi ngủ, cần chú ý tuyệt đối không nằm nghiêng hay nằm sấp bởi lẽ tư thế này tiềm ẩn nguy cơ tụ dịch, lệch dáng mũi,…Thay vào đó, hãy nằm thẳng khi ngủ giúp dáng mũi ổn định và vào form nhanh hơn.

Tuy nhiên, để tránh việc thay đổi tư thế vô thức khi ngủ say, hãy bố trí gối ôm 2 bên để cố định tư thế ngủ. Chú ý duy trì việc làm này trong 3-4 tuần đến khi dáng mũi ổn định.
Về chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phục hồi của mũi sau phẫu thuật. Cụ thể các nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng như sau:
Thực phẩm nên ăn
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Trái cây, rau củ, bí đỏ, khoai lang, cà chua,…giúp mau lành vết thương và phục hồi cơ thể.
- Các loại thực phẩm giàu protein và calo: Thịt lợn, cá hồi, sữa, trứng, phô mai sẽ cung cấp năng lượng và tái tạo mô da nhanh chóng.
- Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm nước ép để tăng khoáng chất, tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể.
Thực phẩm nên kiêng
- Thịt bò, rau muống là những thực phẩm sẽ để lại sẹo lồi, sẹo thâm rất mất thẩm mỹ.
- Các loại hải sản dễ gây ra kích ứng và làm chậm quá trình lành thương.
- Đồ nếp có thể gây mưng mủ trên vết thương
- Rượu bia, thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.
Tái khám định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Thông thường sau khoảng 7-10 ngày, bạn cần đến bác sĩ vệ sinh và tháo bỏ nẹp mũi. Sau 1 tháng, bạn quay lại tái khám và đánh giá dáng mũi. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu chụp ảnh hậu phẫu trước và sau khi nâng mũi để thấy kết quả.

Trong quá trình nghỉ dưỡng, bạn hãy tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống mà chưa được sự cho phép.
Trên đây là những cách chăm sóc sau khi nâng mũi được chia sẻ từ các chuyên gia thẩm mỹ. Hãy tuân thủ và thực hiện theo đúng hướng dẫn này để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt nhất sau phẫu thuật.
>>> Các bài viết liên quan:
- Những biến chứng sau nâng mũi và cách khắc phục
- Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to – Hướng dẫn chăm sóc đúng cách
- Top 20 bác sĩ nâng mũi S Line hàng đầu tại TPHCM
Bình luận